02:26 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Những cây cầu thấm đẫm nghĩa tình

11:18 25/08/2021

(THPL)- Những cây cầu kiên cố lần lượt được xây dựng tại các thôn, làng của huyện Đăk Glei. Những cây cầu được xây dựng, là dấu ấn của “Hành trình về với buôn làng”, là sự sẻ chia của nhóm thiện nguyện SOS đèo Lò Xo. Điều đặc biệt, những cây cầu là cả một nghĩa tình của những tấm lòng nhân ái.

Sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái

Huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), một thời được gọi vui là “huyện cô đơn”. Cũng bởi, ngày mới thành lập tỉnh Kon Tum, để lên được huyện này, người ta cũng phải đi vài ngày trời mới có thể lên được đến trung tâm huyện.

Khi mùa mưa lũ đến, huyện thường xuyên bị cô lập, thậm chí nếu nước rút chậm, còn bị chia cắt nhiều ngày. Dù không nói ra thì cũng rất dễ hiểu về một thực tế khó khăn, vất vả của người dân nơi đây.

Cho đến nay, khi các tuyến đường huyết mạch được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng các con đường lên nương, rẫy của bà con địa phương nơi đây đều mang tính chất tự phát. Để vận chuyển được nông sản (sắn) từ nương rẫy xuống đường lớn, nhiều người dân đã phải bắc tạm những thanh tre sơ sài, đi qua những con suối, ngầm nước hết sức nguy hiểm.

Cầu treo đi khu sản xuất được bàn giao tới người dân xã Đăk Pét (Ảnh: Hàn Hưng/THPL).

Trước những khó khăn của người dân bản địa, nhóm thiện nguyện mang tên “Hành trình về với Buôn làng” và nhóm thiện nguyện SOS đèo Lò Xo đã đứng ra kêu gọi các mạnh thường quân chung tay ủng hộ để xây cầu cho bà con yên tâm lên nương làm rẫy.

Thế rồi, ngày trọng đại của người dân thôn Đăk Rát, xã Đăk Pet cũng đã đến, cây cầu “Hành trình về với Buôn làng” được đầu tư với kinh phí khoảng 300 triệu đồng đã hoàn thành. Cây cầu dây văng được xây dựng bằng trụ bê-tông kiên cố, có chiều dài khoảng 60m, mặt cầu được thiết kế bằng gỗ vững chắc.

Từ ngày có cây cầu “Hành trình về với Buôn làng”, người dân đã bỏ hẳn cây cầu cũ thiếu an toàn, ai cũng hồ hởi bởi giờ đây việc lên nương, vận chuyển nông sản sẽ dễ dàng, an toàn hơn rất nhiều.

Dẫn chúng tôi đến thăm quan cây cầy “Hành trình về với Buôn làng”, anh Nguyễn Vỹ Ly- thành viên của nhóm thiện nguyện SOS đèo Lò Xo, chia sẻ: “Mỗi khi thấy cảnh bà con vận chuyển nông sản qua suối không đảm bảo an toàn, anh em chúng tôi luôn canh cánh trong lòng và quyết tâm làm một cây cầu kiên cố cho người dân”.

Đứng trên cây cầu vừa mới bàn giao cho người dân thôn Đăk Ran, xã Đăk Pét, anh Ly, tâm sự: “Từ những suy nghĩ ban đầu, chúng tôi rất vui vì được chính quyền địa phương ủng hộ hết mình. Vì thế anh em nhóm SOS đèo Lò Xo và nhóm Hành trình về với buôn làng đã phối hợp, liên kết với nhau, kêu gọi anh em, các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ làm cầu treo đi khu sản xuất cho bà con bớt vất vả và nguy hiểm”.

Vậy rồi cây cầu kiên cố cũng đã hoàn thành trong niềm vui, phấn khởi của bà con Đăk Ran. Từ nay, người dân sẽ yên tâm vận chuyển nông sản mà không phải lo sợ mỗi lúc mưa, bão về.

Niềm vui những cây cầu mới

Những ngày này, người dân thôn Đăk Đoát, huyện Đăk Glei đang tất bật cho vụ thu hoạch nông sản trong niềm vui mừng, phấn khởi. Bởi, cách đây không lâu, một cây cầu treo kiên cố đã được các nhóm thiện nguyện SOS đèo Lò Xo và nhóm Hành trình về với Buôn làng đứng ra hỗ trợ, kêu gọi xây dựng, bàn giao cho người dân đúng vào vụ thu hoạch.

Cây cầu có chiều dài khoảng 30m, nối 2 bờ sông Pô Cô được đầu tư với tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng. Trong đó, nhóm thiện nguyện SOS Đèo lò xo và nhóm Hành trình về với buôn làng hỗ trợ 50 triệu đồng, cùng với kinh phí của xã, và sự ủng hộ, đóng góp tiền của, ngày công của người dân.

Người dân phấn khởi khi đi qua cây cầu kiên cố (Ảnh: Hàn Hưng/THPL).

Anh A Thập- Trưởng thôn Đăk Đoát cho biết: “trước đây, để lên được nương rẫy, bà con nhân dân phải băng rừng, lội suối và đi qua những cây cầu tạm bợ hết sức nguy hiểm. Rất vui mừng vì nhóm thiện nguyện SOS đèo Lò Xo và nhóm Hành trình về với buôn làng đã hỗ trợ kinh phí để làm cây cầu treo này để phục vụ nhu cầu vận chuyển nông sản cho bà con địa phương”.

Trao đổi với phóng viên của Thương hiệu và Pháp luật, anh Nguyễn Thành Nhân- Nhóm trưởng Hành trình về với buôn làng, chia sẻ: “Do công việc nên chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với những con người ở các buôn làng hết sức xa xôi và vô cùng khó khăn. Tại các điểm dừng chân, chúng tôi thường trò chuyện cùng người dân để hiểu thêm về vùng đất, con người bản địa đó. Thấy được nhu cầu bức thiết của bà con thì ghi chép lại, hình thành một danh sách. Để thực hiện được dự án đó, chúng tôi đã liên hệ với chính quyền địa phương và các nhóm thiện nguyện tại địa phương, bởi họ là người bản địa, đi thực tế nhiều nhất và hiểu con người, vùng đất của họ nhất”.

Hàn Hưng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu