Hương xạ Cao Thôn – Ngát thơm lan tỏa trong tâm thức người Việt
(THPL) - Trải qua gần 300 năm với bao biến thiên lịch sử, làng hương Cao Thôn ngát thơm vẫn lan tỏa và in đậm trong tâm thức người Việt Nam, là biểu tượng thiêng liêng cho sự kết nối tâm linh giữa con người với trời đất, con cháu với ông bà, tổ tiên và những người đã khuất.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Lấp lánh ngàn năm tơ tằm Vọng Nguyệt
» Khảm trai Chuôn Ngọ - Ngàn năm tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc
» Bún Phú Đô - hơn 400 năm nức tiếng ẩm thực đất Hà thành
Đặt chân đến đầu làng Cao Thôn, xã Bảo Khê, TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), ta sẽ cảm nhận ngay hương thơm ngan ngát lan tỏa trong không gian ngôi làng cổ Bắc Bộ nằm sát tả đê sông Hồng.
Những dãy phên phơi hương trải dài suốt lối vào làng, chạy vào từng con ngõ, từng khoảng sân mỗi gia đình. Màu vàng nâu của thân hương, màu đỏ tươi của bó tăm hương như những đóa hoa xòe tròn trong ánh nắng vàng, tạo nên một bức tranh làng nghề Việt Nam khó phai mờ trong tâm trí của bất kỳ ai đến với Cao Thôn.
Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng thì nghề làm hương của thôn có từ cuối thế kỷ 18. Tổ nghề là bà Đào Thị Khương, người con gái Cao Thôn lấy chồng bên Trung Quốc, bà học được nghề làm hương xạ ở đó. Sau khi bà trở về thăm quê hương, bà truyền dạy nghề cho dân làng. Hiện bà được thờ tại nhà thờ tổ họ Đào, làng Cao Thôn.
Trải qua gần 300 năm biến thiên lịch sử, tinh hoa nghề được bao thế hệ người làng Cao Thôn gìn giữ, lưu truyền và phát huy, tạo nên nét văn hóa đặc sắc và cuộc sống no ấm, đủ đầy của người dân nơi đây.
Là làng nghề làm hương có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, hương Cao Thôn không giống bất cứ loại hương được sản xuất ở đâu. Gửi gắm vào mỗi nén hương nhỏ bé, giản dị, mộc mạc là sự tỉ mỉ, tâm huyết của người thợ cùng bí quyết pha trộn nguyên liệu độc đáo.
Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc biệt thanh nhẹ, dễ dàng đánh thức cảm xúc do được hòa trộn từ 36 loại thảo mộc thiên nhiên như: đại hoàng, xuyên khung, bạch chỉ, hoa ngâu, quế chi, tùng, cây hoa ngâu, quế, hồi, thảo quả, lá hương, củ địa liền, đinh hương..., hoàn toàn không thêm chút hóa chất nào. Tinh túy của đất trời, cỏ cây hoa lá và lòng người hội tụ trong mỗi nén hương, chả thế mà mùi hương ấy vấn vương, lan tỏa trong tâm thức những người con đất Việt qua bao thế hệ.
Điều đặc biệt ở hương Cao Thôn là dù cùng được tạo nên từ 36 vị thuốc Bắc nhưng mỗi gia đình hay dòng họ lại có một cách pha trộn, bài thuốc khác nhau, tạo nên hương thơm đặc trưng, là thương hiệu riêng của mỗi nhà sản xuất. Vì vậy, với người Cao Thôn, chỉ cần ngửi hương là có thể đọc ngay được tên nhà sản xuất.
Những bài thuốc không được phép truyền cho người ngoài dòng họ, con gái, con rể cũng không cho được mà chỉ truyền lại cho con trai, con dâu, và con dâu ít nhất cũng phải ở tuổi 50 trở lên mới được cầm đơn, bốc vị.
Các vị thảo mộc được lựa chọn kỹ càng, cân đong để đảm bảo mùi vị cân bằng, tất cả các nguyên liệu trên sẽ được xay thành bột mịn, trộn với dây keo hay còn được gọi là đời bời để gắn kết bột hương lại với nhau.
Từ bột hương, muốn se thành nén hương cần có tăm hương. Tăm hương phải được tuyển chọn từ những cây nứa bánh tẻ, để chân hương đảm bảo độ dẻo dai. Tăm hương được chẻ nhỏ, ngâm, phơi rồi được nhuộm màu đỏ ở chân. Việc nhuộm màu đỏ không chỉ làm tăng vẻ đẹp của nén hương, mà còn là điểm để đánh dấu phần bột hương được sử dụng trên nén hương.
Nếu như trước kia, toàn bộ các khâu đều được làm thủ công thì nay, công đoạn se hương đã được máy thay thế để bảo đảm số lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, theo gia đình ông bà Nguyễn Đình Quảng, một gia đình 4 đời làm nghề ở Cao Thôn thì se hương thủ công bằng tay tuy không đều, đẹp, nhanh như se máy nhưng nén hương se tay đốt sẽ tạo được nhiều khói hơn và thơm hơn.
Ngoài ra, một người thợ muốn se hương được bằng tay phải mất thời gian học việc khá dài. Vì vậy, đến nay còn gia đình ông bà Nguyễn Đình Quảng là hộ duy nhất trong làng chỉ sản xuất hương se tay. Các hộ khác sản xuất hương se tay khi có khách đặt hàng.
Hương sau khi se sẽ được rải đều trên những tấm phên tre và phơi khô tự nhiên. Vào mùa hè nhiều nắng, hương chỉ cần phơi một ngày. Vào mùa trời ít nắng thì lâu hơn, từ hai đến ba ngày. Hương sau khi khô sẽ được mang về đóng túi, đưa đi tiêu thụ.
Hương Cao Thôn tiêu thụ quanh năm tại các địa phương trong cả nước. Dịp Tết cổ truyền là thời điểm bận bịu nhất của dân làng Cao Thôn. Nhà nào nhà nấy từ người già đến trẻ em, mỗi người mỗi việc, tất bật từng công đoạn làm ra những cây hương nén, hương vòng, hương sào thơm ngát để kịp đưa đến tay người tiêu dùng.
Mong muốn phát huy nghề truyền thống, thế hệ trẻ làng Cao Thôn không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm khách hàng một cách chuyên nghiệp và bài bản. Hương Cao Thôn đã được xuất khẩu sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Campuchia, Ấn Độ....
Người Cao Thôn vô cùng tự hào bởi làn hương ngát thơm hội tụ tinh hoa nghề quý của cha ông, tâm huyết của người thợ, tấm lòng tôn kính đất trời, tấm lòng hiếu nghĩa của con cháu người Việt Nam đối với ông bà, tổ tiên và người đã khuất, bao đời nay vẫn được giữ gìn, lan tỏa trong tâm thức người Việt.
Thảo Nguyên
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt