Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
(THPL) - Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Tăng cường quản lý hàng hoá nhập khẩu qua thương mại điện tử
» Tận dụng thương mại điện tử để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ
» "Bóng tối trốn thuế" đằng sau sự bùng nổ thương mại điện tử
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho hay, trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, kênh bán hàng online, mặc dù chỉ nắm 5% thị phần, đang bùng nổ với mức tăng trưởng 35-45%, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Thị trường Việt đang bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài
Trên hành trình hàng Việt “vươn vai vạn dặm”, nhiều hàng hoá của các quốc gia khác cũng tràn vào Việt Nam. Gần đây nhất, sự gia nhập của các sàn xuyên biên giới như Temu và Shein vào thị trường Việt Nam và một số động thái từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới khác như 1688, Taobao làm gia tăng áp lực cạnh tranh.
Trong khi đó, thị trường đang bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài như: Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo. Giá siêu rẻ, thời gian giao hàng nhanh, sự phát triển lớn mạnh của các hệ thống thương mại điện tử, logistics, hàng nước ngoài tràn vào khiến doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đối mặt với thách thức về giá và tốc độ dịch vụ.
Theo số liệu từ Metric, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 227,7 nghìn tỷ đồng, tăng 37,66% so với cùng kỳ 2023; sản lượng đạt 2,430 triệu sản phẩm… Các sàn thương mại điện tử chiếm tỉ trọng lớn vẫn là Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki…
Giải pháp tiếp sức cho doanh nghiệp Việt
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký VECOM nhận định, để tiếp sức các doanh nghiệp Việt trên các sàn thương mại điện tử, thời gian qua hội đã có nhiều hoạt động như: Livestream tại các chợ truyền thông; xây dựng hồ sơ trực tuyến cho các doanh nghiệp; phối hợp cùng TikTok Shop, Shopee đào tạo các doanh nghiệp; thúc đẩy các giải pháp không dùng tiền mặt….
Tuy nhiên theo ông Đức, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao tình hình để chuyển đổi số thương mại điện tử hiệu quả hơn. Ông nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp cần quan tâm đến các kênh quảng cáo, livestream và tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo). Điều này càng đặc biệt cần thiết khi thương mại điện tử xuyên biên giới đang bùng nổ với quy mô thị trường sẽ đạt 8.138 tỷ USD.
Gen Z tại Việt Nam ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để mua sắm. Ảnh minh họa
Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên các sàn thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo - Ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nêu các giải pháp về ở phương diện logistics gồm: phát triển hệ sinh thái logistics và chuỗi cung ứng xanh, sử dụng xe máy điện cho giao hàng chặng cuối giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và thân thiện với môi trường, giúp tăng hình ảnh của hàng Việt; ứng dụng AI và học máy trong kiểm soát, truy xuất nguồn gốc hàng hoá được hiệu quả, nhanh chóng…
Còn theo bà Diệp Lê - một KOL (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế hiện nay với những phiên livestream đem lại doanh thu triệu đô chia sẻ, Việt Nam hiện nay có phổ sản phẩm rộng lớn, đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng, trong đó tiêu biểu là sản phẩm OCOP. Sản phẩm OCOP đều là sản phẩm có chất lượng và mang tính đặc thù vùng miền. Nhiều sản phẩm sở hữu câu chuyện đằng sau rất ý nghĩa. Việc OCOP phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, và 5 sao một cách rõ ràng đã giúp thương hiệu Việt có định hướng trọng tâm, tạo sức bật để cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử lẫn thị trường quốc tế.
Dịch vụ logistics là mạch máu của nền kinh tế
Theo dự báo mới nhất của Standard Chartered, Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 618 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%. Kim ngạch nhập khẩu đến năm 2030 dự kiến đạt 578 tỷ USD, tăng bình quân 6,9%/năm.
Để đạt được điều đó, logistics chính là “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân và chủ thể của nó là hàng hóa. Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp công nghệ logistics (LTS) nêu quan điểm, Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, có tiềm năng lớn để trở thành một trung tâm logistics khu vực. Theo đề án hiện tại, dự kiến TP. Hồ Chí Minh sẽ xây dựng 8 hub logistics (trung tâm hậu cần). Chúng ta có thể học hỏi từ các sàn thương mại điện tử, nơi luôn xây dựng những trung tâm logistics hiện đại để chia tách, phân phối hàng hóa, và cả cách làm sao để logistics nhanh hơn, rẻ hơn.
Hiện Bộ Công Thương đang nhanh chóng xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045 (Dự thảo Chiến lược) nhằm phát triển ngành dịch vụ logistics đồng bộ, toàn diện và tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Với tính quan trọng của Chiến lược, Bộ Công Thương cũng đã triển khai các cuộc xin ý kiến của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, nhiều hội thảo khoa học để xin tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về logistics, từ đó xây dựng Chiến lược nhằm đảm bảo được các mục tiêu đặt ra.
Thứ nhất, phát triển dịch vụ logistics sẽ là ngành kinh tế quan trọng, coi dịch vụ logistics là yếu tố động lực dịch vụ hạ tầng thiết yếu để thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, phát triển dịch vụ logistics sẽ là ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao và hàm lượng tri thức cao, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngày càng sâu và rộng hiện nay và với sự tham gia của rất nhiều các thành phần kinh tế.
Thứ ba, phát triển dịch vụ logistics trên cơ sở ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng logistics một cách đồng bộ, hiện đại, an toàn, khoa học. Đồng thời, phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý của Việt Nam.
Thứ tư, phát triển dịch vụ logistics gắn liền với việc đẩy nhanh phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Đáp ứng các cam kết quốc tế mà Việt Nam mà là thành viên.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực logistics có chất lượng cao.
Dự thảo chiến lược được kỳ vọng sẽ “khoác áo mới” cho bộ mặt dịch vụ logistics Việt Nam theo hướng phát triển mạnh hơn. Và khi văn bản quan trọng này được ban hành, hàng Việt hoàn toàn có thể kỳ vọng sẽ được “chắp cánh”, nâng cao sức cạnh tranh trước các “gã khổng lồ” thương mại điện tử.
Mai Anh (t/h)
Tin khác
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
-
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
-
Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
-
EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
-
Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
-
Bầu Hiển thưởng 4,4 tỷ đồng cho cầu thủ CLB Hà Nội và Công an Hà Nội sau chức vô địch ASEAN Cup 2024
Phó Thủ tướng tặng quà Tết hộ nghèo, công nhân khó khăn tại tỉnh Lạng Sơn
(THPL) - Sáng ngày 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã thăm, tặng quà hộ gia đình nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó...17/01/2025 21:13:12Bộ Y tế sẽ kiểm tra đột xuất việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Ất Tỵ 2025
(THPL) - Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đặc biệt là việc cấp cứu...17/01/2025 15:37:47VATA kiến nghị gỡ vướng cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải
(THPL) – Ngày 17/1, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cho biết vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề...17/01/2025 15:35:33Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
(THPL) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.17/01/2025 15:31:10
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- công ty may áo thun đồng phục
- máy rửa bát siêu âm
- Phần mềm quản lý sale Getfly CRM
- Mẫu gấu bông
- IT outsourcing services : Guide for Asia Outsourcing