Dự báo giá cước vận chuyển sẽ tăng mạnh trong năm 2024
(THPL) - Căng thẳng leo thang tại khu vực Biển Đỏ đang tác động bất lợi đến chuỗi vận tải biển quốc tế qua kênh đào Suez. Điều này cũng phần nào tác động khiến giá cước vận tải biển tăng và tạo áp lực lớn đến chi phí logistics, giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Giá cước vận tải, chi phí logistics dần hạ nhiệt
» Bộ GTVT yêu cầu rà soát việc lợi dụng tăng giá cước vận tải
» Giá cước vận tải vẫn chưa giảm theo xăng, dầu
Theo báo cáo của các hãng vận tải, chi phí nhiên liệu của các chủ tàu đã tăng lên tới 2 triệu USD cho mỗi chuyến khứ hồi khi chuyển hướng sang kênh đào Suez. Tỷ giá giao ngay Á - Âu đã tăng hơn gấp đôi từ mức trung bình năm 2023 lên 3.500 USD/container 40 feet. Chi phí tăng có thể dẫn đến giá hàng hóa tăng cao hơn khi đến tay người tiêu dùng, mặc dù ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng cú sốc lạm phát sẽ không tồi tệ như sự hỗn loạn trong thời gian đại dịch 2020 - 2022.
Theo Giám đốc Điều hành Alan Baer của công ty vận chuyển hàng OL USA, dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 sẽ tồn tại nhiều khó khăn hơn. Còn theo nhà cung cấp phần mềm chuỗi cung ứng Project44, việc vận chuyển hàng đi qua Kênh đào Panama, một giải pháp thay thế Kênh đào Suez, đã giảm 33% do mực nước thấp. Những hạn chế như vậy đã khiến chi phí vận chuyển hàng khô như các mặt hàng lương thực, quặng sắt, than đá và phân bón tăng mạnh vào cuối năm 2023.
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng diễn ra phức tạp và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của trái đất, thậm chí còn ảnh hưởng nặng nề hơn cả căng thẳng địa chính trị.
Cũng liên quan đến giá cước vận tải, ông Nguyễn Hoài Chung, CEO Sàn giao dịch logistics quốc tế Việt Nam - Phaata, cho biết gần một tháng nay giá cước vận chuyển đi Mỹ, châu Âu đang tăng sốc do phải đổi lịch trình vì ảnh hưởng căng thẳng tại Biển Đỏ. Đơn cử, tuyến từ TP.HCM đi các cảng Bắc Âu tăng đến 90% so với tháng 12/2023, trung bình 3.700 USD/container 40 feet; TP.HCM đi đến Bờ Tây nước Mỹ tăng 55%, từ 2.500 - 2.950 USD/container 40 feet, áp dụng từ tháng 1/2024.
Theo ông Chung, giá cước vận chuyển đường biển tăng sẽ áp lực rất lớn đến chi phí logistics giá cả hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. "Các doanh nghiệp liên tục lên sàn Phaata kiểm tra giá, tìm đối tác chuyển hàng phù hợp bởi giá cước thay đổi liên tục. Dự báo giá cước vận tải biển trong năm 2024 sẽ còn nhiều biến động" - ông Chung dự báo.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho biết, tình trạng giá cước tăng mạnh do những căng thẳng ở khu vực Biển Đỏ, các hãng tàu phải thay đổi lịch trình với thời gian kéo dài thêm từ 7-10 ngày. Điều này dẫn đến vòng quay của các tàu lâu hơn, phát sinh chi phí vận tải nhiều hơn.
Một số tuyến vận tải thậm chí phải cắt bỏ một số chuyến hằng tuần dẫn đến thiếu chỗ. "Đây có thể là một thách thức mới cho doanh nghiệp thủy sản trong năm 2024. Nếu căng thẳng tại vùng Biển Đỏ tiếp diễn hoặc leo thang, có thể dẫn đến hệ lụy là chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và lợi nhuận của ngành" - VASEP cảnh báo.
Báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, dự báo tình hình thị trường vận tải biển, trong năm 2024 sẽ không có nhiều chuyển biến khả quan. Thị trường vận tải container được dự báo cũng sẽ tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn. Nguồn hàng suy giảm do lạm phát gia tăng cũng như tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của các thị trường lớn như châu Mỹ và châu Âu.
Không chỉ thị trường vận tải biển, lĩnh vực cảng biển và dịch vụ hàng hải cũng được dự báo sẽ đối mặt với nhiều bất ổn, căng thẳng địa chính trị giữa các quốc gia trên thế giới. Các hãng tàu phải cắt giảm mạnh chi phí hoạt động. Trong bối cảnh thị trường chung khó khăn, các cảng tư nhân thực hiện nhiều chính sách giảm giá, tăng chiết khấu để lôi kéo khách hàng, khiến cạnh tranh về dịch vụ cảng biển ngày càng gay gắt.
Lo lắng với những diễn biến bất lợi do giá cước vận tải biển tăng cao ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu đã có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị có giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trước áp lực lớn về chi phí.
Theo lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, căng thẳng phát sinh tại khu vực Biển Đỏ diễn ra bất ngờ nên các doanh nghiệp dịch vụ logistics “chưa kịp trở tay”. Dự kiến, trong những ngày tới, VLA sẽ gặp các hãng tàu lớn để làm rõ vấn đề này với mục tiêu có thể yêu cầu họ tính toán lại chi phí vận chuyển hàng hóa, đồng thời nghiên cứu tuyến vận tải thay thế. Đặc biệt là mong chờ có các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh hàng hải.
Trước tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội trong lĩnh vực logistics tăng cường theo dõi, cập nhật tình hình để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh tình trạng ùn tắc và các tác động bất lợi khác; chủ động lên phương án thích hợp, trao đổi với đối tác để trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian đóng hàng, nhận hàng.
Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu khuyến khích doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng; tìm hiểu về phương thức vận chuyển đường sắt để có lựa chọn khác nhau về phương thức giao hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp khi ký kết và đàm phán hợp đồng thương mại, hợp đồng vận chuyển nên có điều khoản về bồi thường, miễn trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp; cần mua bảo hiểm đầy đủ để phòng ngừa rủi ro và tổn thất khi hàng hóa phải kéo dài thời gian vận chuyển hoặc gặp sự cố khi đi qua tuyến đường này.
Minh Anh (t/h)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt