22:07 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Gìn giữ văn hoá của người Dao đầu bằng nơi rẻo cao Tây Bắc

| 11:31 31/07/2023

(THPL) - Người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vẫn còn gìn giữ bản sắc văn hoá đặc trưng từ tiếng nói, phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ…đến trang phục truyền thống.

Sự khác biệt giữa các nhóm người Dao được thể hiện trên trang phục truyền thống. Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, người Dao đầu bằng đã tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục không thể lẫn với bất kỳ với dân tộc nào. 

Chị Vầy Thị Sấm (bản Nhiều Sang) chia sẻ: “Xưa kia, hầu hết các gia đình Dao đầu bằng đều trồng cây bông, dệt vải. Bông được trồng ở những nương dốc thoải, thung lũng vào tháng 2, tháng 3 đến tháng 6, tháng 7 thì được thu hoạch và dệt vải để may mặc. Mũ của người Dao Đầu bằng được làm nhiều tấm nhôm được gọt mài giống như chiếc trâm cài rồi sắp gối từng chiếc với nhau theo hình chữ nhật, chiều dài khoảng 15cm, ngang khoảng 7 cm.

Tuy nhiên, nhận thấy sản phẩm dệt của mình không được đẹp bằng các dân tộc khác và việc dệt cũng mất rất nhiều thời gian, công đoạn. Vì vậy, người Dao đầu bằng không dệt vải nữa mà chỉ trồng bông đem đổi vải thô rồi may quần áo. Nguyên liệu để may trang phục của người Dao đầu bằng khá đơn giản, vài  len màu, chỉ và vải có hoa văn”.

Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, người Dao đầu bằng đã tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục không thể lẫn với bất kỳ với dân tộc nào. 

Mũ của người Dao đầu bằng được làm nhiều tấm nhôm được gọt mài giống như chiếc trâm cài rồi sắp gối từng chiếc với nhau theo hình chữ nhật, chiều dài khoảng 15cm, ngang khoảng 7 cm.

Trang phục là chất liệu lanh, nhuộm đen và chủ yếu dùng kỹ thuật cắt may để tạo ra quần áo khác biệt với dân tộc khác. Nghệ thuật trang trí trên trang phục cũng rất đơn giản. 

Chị Sấm cũng cho biết, trang phục của nữ cũng rất ít hoa văn trang trí trên viền cổ áo và hai bên vạt áo được xẻ tà. Các hoa văn thường có hình bông hoa ba cánh với hai màu chủ đạo là đỏ và xanh, trước vạt áo thường trang trí bằng nhiều sợi len màu đỏ dài khoảng 60cm, gấp đôi các sợi len đó lại rồi dùng một mảnh nhôm kẹp lại và gắn vào phía trước ngực áo. Làm như vậy vừa để che vạt áo, vừa để làm nổi bật thêm vẻ đẹp của trang phục. 

Cũng theo anh Lù A Hoản (bản Nhiểu Sang) cho biết: “Trang phục người nam giới không có hoa văn thêu, áo mở hàng cúc ở giữa thân áo. Cúc áo được sử dụng nguyên liệu là bạc hoặc nhôm, thắt vạt áo được gắn hai bên vạt áo sát nhau để trang trí. Khi mặc họ thường không cài khuy áo mà dùng một vải lanh màu đen có chiều dài khoảng 1,5 -2m, rộng 30cm gấp đôi theo chiều dài rồi cuốn ngang vòng bụng để giữ cho áo không bung ra”.

Hoa văn trên mũ của người phụ nữ có hình con nhện, hình bông hoa 3 cánh mà theo người Dao đầu Bằng cho đó là các ngôi sao
Con gái người Dao đầu bằng từ 14 -16 tuổi phải đội mũ truyền thống của dân tộc mình
Nhiều thế hệ trong một gia đình người Dao đầu bằng đang thêu trang phục truyền thống 

Ngày nay, phụ nữ Dao đầu bằng đã sử dụng máy khâu để thay thế cho khâu tay truyền thống. Trước đó, để hoàn thành một bộ trang phục phải đi mua vải trắng về nhuộm chàm đen. Phải mất 6 ngày mới có thể hoàn thành bộ trang phục của người Nam. Còn bộ trang phục của phụ nữ sẽ mất 4 ngày sẽ hoàn thành. 

Điểm nhấn trên bộ trang phục chính là chiếc mũ của người phụ nữ Dao đầu bằng. Trước đây đều được bện bằng tóc thật của người phụ nữ, bây giờ thì dùng dây cước đen bện, khâu lại thành hình cái mũ. 

Mũ của người Dao đầu bằng được làm nhiều tấm nhôm được gọt mài giống như chiếc trâm cài rồi sắp gối từng chiếc với nhau theo hình chữ nhật, chiều dài khoảng 15cm, ngang khoảng 7 cm. Các hoa văn được thể hiện trên nền tấm bạc tròn với bán kính khoảng 6 cm – 7 cm. Hoa văn trên mũ của người phụ nữ có hình con nhện, hình bông hoa 3 cánh mà theo người Dao đầu Bằng cho đó là các ngôi sao.

Có thể thấy, trang phục của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của dân tộc tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp của quá khứ để lại cho ngày nay.

Quốc An (Bài, ảnh)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu