Độc đáo nghề thêu truyền thống của người Sán Dìu xứ Tuyên
(THPL) - Trải qua biến động của thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, người Sán Dìu ở Tuyên Quang vẫn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, một trong số đó phải kể đến nghề thêu truyền thống.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Độc đáo nghề thêu thổ cẩm của người Dao Quần Chẹt xứ Tuyên
» Nghệ nhân “hồi sinh” nghệ thuật thêu long bào ở Đông Cứu
Có dịp được trở về xứ Tuyên vào những ngày cuối tháng 11, chúng tôi không khỏi mê mẩn với điệu hát Soọng cô ngọt ngào mà đắm say:
“Váy đen thì nhuộm cây chàm
Khăn đen em đội, áo chàm em may
Vòng cổ bằng bạc, vòng tay cũng tròn
Yếm trắng đeo ngực cho non
Xà cạp em cuốn cho tròn bằng chân
Khăn xanh em thắt ngang lưng
Bao trầu thắt dọc sen thu quả đào
Sen thu xà tích dao con
Cau non tiện chuỗm cho nhau ăn cùng”.
Lời ca, tiếng hát tựa như lời dạy bảo của lớp lớp cha ông đi trước nhắc nhở thế hệ sau phải có trách nhiệm gìn giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình.
Chị Đỗ Thị Man - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoàng Tân (xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương) cho biết: Hồn cốt của dân tộc nằm ở trang phục truyền thống, là dấu hiệu phân biệt rõ nét nhất giữa các dân tộc với nhau. Do đó, nếu không bảo tồn và phát huy được bản sắc sẽ tuột khỏi tay giá trị cốt lõi của dân tộc đó. Từ nhiều năm nay, CLB luôn kiên trì động viên thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống bảo tồn, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa độc đáo của dân tộc mình, các cháu cũng đã thành thục trong việc thêu thùa, may vá.
Theo chị Man, trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Dìu bao gồm: khăn đội đầu, áo dài, áo ngắn, váy, yếm, thắt lưng và xà cạp. Nếu như người Dao Đầu bằng, người Lô Lô, người Mông có chiếc mũ làm điểm nhấn thì người Sán Dìu có chiếc váy. Sự độc đáo trong chiếc váy của người Sán Dìu là không khâu, chỉ có 2 hoặc 4 mảnh vải cùng đính vào nhau trên 1 chiếc cạp; cứ thế chồng lên nhau, khoảng cách từ 10-15cm.
Không chỉ có vậy, trang phục người Sán Dìu còn được may má, thêu thùa rất công phu và thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ qua từng đường kim, mũi chỉ. Chiếc túi chính là vật làm duyên, nên vợ nên chồng của rất nhiều đôi trai gái trong làng. Với hình múi bưởi, được thêu từ chỉ màu, được tết bởi 4-8 sợi chỉ màu khác nhau.
Chị Man chia sẻ thêm, điều làm nên đặc biệt của trang phục người Sán Dìu chính là dây dệt từ thổ cẩm dọc thân váy; dây váy có tua với màu sắc sặc sỡ, tua váy người lớn có màu xanh đen. Việc truyền dạy cho người trẻ biết dệt dây váy luôn được quan tâm, hễ có thời gian rảnh là các thành viên CLB hát Soọng cô của xã thông thạo nghề dệt lại cùng nhau làm cho những em nhỏ cách dệt dây thổ cẩm. Học dệt dây thổ cẩm với các em không chỉ là sự thích thú mà còn là trách nhiệm trong việc gìn giữ nghề truyền thống.
Để có thể dệt được dây váy, trước tiên phải chăng các sợi len lên một cây cột ngang để cố định, cuốn qua 2 thanh lứa ngắn đảm bảo cong dài đều trên một mặt phẳng, người dệt buộc túm các đầu dây còn lại vào thắt lưng của mình. Mỗi chiếc dây được dệt từ 30-40 sợi len đủ màu, một người mới học sẽ cần 4 ngày để hoàn thành 1 chiếc...
Em Trương Bảo Nhi (thôn Cây Đa 1, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương) bày tỏ: “Hôm nay em rất vui vì được học dệt những chiếc dây áo thổ cẩm của dân tộc mình. Ban đầu con thấy rất khó, tuy nhiên sau quá trình được học giờ đây có thể thuần thục các kỹ thuật thêu, khâu phức tạp”.
Có thể thấy, người Sán Dìu ở xã Ninh Lai luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, giáo dục các thế hệ con cháu biết trân trọng, gìn giữ và phát huy vốn văn hoá độc đáo của cha ông để lại. Từ đó, góp phần điểm đô cho nền văn hoá dân tộc xứ Tuyên thêm lung linh, đa dạng.
Sán Dìu là dân tộc thiểu số đông thứ 6 của tỉnh Tuyên Quang, với dân số hơn 15.000 người tập trung chủ yếu ở huyện Sơn Dương. Theo suốt chiều dài của lịch sử, đồng bào Sán Dìu đã và đang góp phần làm nên sức sống văn hóa mãnh liệt, hoà vào dòng chảy văn hoá của 54 anh em dân tộc Việt Nam. |
Mạnh Hùng
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt