Độc đáo nghề thêu thổ cẩm của người Dao Quần Chẹt xứ Tuyên
(THPL) - Xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước và mang đậm bản sắc văn hóa đặc sắc của người Dao Quần Chẹt, nghề thêu thổ cẩm ở thôn Đồng Khuân (xã Phú Lương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã lưu truyền và vang vọng khắp miền.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
“Ngôn ngữ” quảng bá văn hóa trên từng tấm vải
Ở Đồng Khuân, các bà, các mẹ vẫn thường nhắc nhở con cháu phải học, phải gìn giữ được nghề thêu để không bị mai một, không thể mất được. Nghệ nhân Triệu Thị Nhất (72 tuổi) nhấn mạnh: “Trang phục của người Dao Quần Chẹt ví như là “ngôn ngữ” để quảng bá hình ảnh, văn hoá dân tộc. Chúng đều được kết tinh từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ và còn có sự tỉ mỉ và trân trọng gửi gắm bao yêu thương trong đó”.
Dù cuộc sống có nhiều đổi thay song các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp vẫn được người Dao Quần Chẹt ở Đồng Khuân gìn giữ đến ngày hôm nay. Tiếng bạc trắng leng keng vang lên trong điệu múa cùng những gam màu rực rỡ của bộ trang phục nhiều hoa văn đậm chất thiên nhiên tạo nên không gian văn hoá, nét riêng vốn có.
Theo bà Nhất, trang phục của phụ nữ Dao được làm từ sợi bông, được dệt một cách cầu kỳ từ cách thêu cho đến hoạ tiết thêu. Không giống với trang phục của Dao đỏ, Dao tiền, trang phục của Dao Quần Chẹt bao gồm: khăn đội đầu, yếm, áo dài, quần, xà cạp, đồ trang sức bằng bạc.
Đi tìm câu trả lời về bộ trang phục độc đáo
Tìm về cội nguồn văn hóa của người Dao Quần chẹt, họ cũng giống các dân tộc anh em khác. Trang phục truyền thống gồm có trang phục nam và trang phục nữ. Bộ trang phục truyền thống của nam bao gồm áo, quần trong đó áo sẽ có áo ngắn, áo dài. Áo ngắn được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày với màu chàm là màu chủ đạo. Điểm nổi bật của chiếc áo nam chính là họa tiết hoa văn được thêu ở túi áo. Còn chiếc áo dài chỉ được nam giới mặc trong những dịp quan trọng như lễ cấp sắc hay những ngày hội lớn ở bản làng.
Vừa cầm một bộ trang phục nam trên tay, ông Phùng Quang Dũng - một người am hiểu về nghề thêu thổ cẩm trong thôn nở nụ cười thật tươi với chúng tôi mà rằng: “Trang phục nam của người Dao Quần Chẹt có 3 bộ quần áo. Bộ bình thường thì như mọi người mặc. Loại thứ hai là loại áo thêu tay, nhuộm chàm, thêu hoa văn trái tim, hoa quả. Cuối cùng là áo dài cũng thêu hoa văn dài đến gót chân”.
Nếu bộ trang phục của nam giới thể hiện sự đơn giản, khỏe khoắn, thì bộ trang phục của nữ giới được đánh giá là sự kết hợp độc đáo tinh tế giữa họa tiết hoa văn, đường kim mũi chỉ cùng các gam màu tươi sáng tạo nên bộ quần áo duyên dáng của người phụ nữ Dao Quần Chẹt.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Quần Chẹt gồm có áo dài, yếm, quần, dây lưng, da cạp, khăn đội đầu và các đồ trang sức khác đi kèm. Để hoàn thiện được bộ trang phục, các chị em phụ nữ phải dành cả tháng thể may vá và hoàn thiện từng đường kim, mũi chỉ.
Ở tuổi 66, nghệ nhân Phùng Thị Ngân vẫn miệt mài thêu thùa, truyền dạy nghề truyền thống của cha ông cho con cháu. Theo bà Ngân, bà cũng như nhiều chị em người Dao Quần chẹt học cách thêu thùa từ khi mới 13 tuổi; đó cũng chính là truyền thống của con gái người Dao Quần Chẹt. Bởi lẽ, may vá thêu thùa là một trong những tiêu chí đánh giá sự chăm chỉ, siêng năng, cần cù của người phụ nữ.
Bà Ngân cho hay: “Trong thiết kế quần áo của phụ nữ Dao Quần Chẹt áo chính là điểm nhấn và là phần quan trọng nhất. Thân áo được may dài và gấp làm đôi thành thân trước và thân sau. Thân sau phải khâu từ hai mép vải từ cổ xuống gấu áo tạo thành đường ghép dưới sống lưng. Các họa tiết hoa văn được trang trí ở gấu áo tạo lên sự mềm mại và tinh tế.
Bên cạnh đó, nẹp và tay áo được đều được đắp bằng vải đỏ làm cho bộ trang phục rực rỡ sắc màu. Áo thường được kết hợp với một yếm bằng vải lụa xung quanh được thêu viền chỉ đỏ khi mặc hai thân trước vắt chéo lên nhau chỉ lộ phần vải trắng và hai bán cầu bạc. Sự kết hợp áo dài và yếm bạc trên nền màu chàm cùng chiếc khăn màu đỏ và màu xanh được thắt ở eo làm cho bộ trang phục thêm nổi bật, duyên dáng.
Quần của người phụ nữ Dao Quần Chẹt không cầu kỳ nhưng lại rất độc đáo tạo nên nét khác biệt nhất so với trang phục của các dân tộc anh em. Quần được may rộng phần trên nhưng hẹp ở phần dưới gấu quần được trang trí hình hoa văn cây cối chim muông. Phần còn lại từ đầu gối tới mắt cá chân được người phụ nữ Dao Quần chẹt dùng xà cạp để che kín. Xà cạp được may từ vải phin trắng không thêu. Xà cạp là chi tiết không thể thiếu và là hỗ trợ cần thiết cho các quần chẹt người Dao Quần Chẹt”.
Tô điểm thêm cho vẻ đẹp của bộ trang phục truyền thống người Dao Quần Chẹt đó là chiếc khăn xếp, chiếc khăn không chỉ là vật che nắng che mưa mà nó còn tạo nên sự duyên dáng của người phụ nữ. Chiếc khăn có màu chàm, khi đội người ta gấp khăn làm đôi theo chiều dài, đầu khăn được gấp lên đỉnh đầu và rồi vắt ra sau, đầu dưới cũng được gấp từ từ nhưng hơi lệch về phía sau.
Cách đội khăn này tạo nên sự hài hòa cân đối, trên đỉnh của chiếc khăn sẽ được buộc thêm chiếc khăn ngắn màu trắng, đuôi khăn có đính họa tiết, đây cũng là chi tiết giúp cho chiếc khăn trở nên mềm mại và sinh động hơn.
Ngoài ra, để tạo nên sự đặc sắc cho trang phục thì trang sức là phụ kiện không thể thiếu của người phụ nữ Dao Quần Chẹt. Bộ trang sức gồm có: vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, bộ xà tích đều được làm bằng bạc. Màu trắng của bạc đặt trên nền vải chàm với các họa tiết hoa văn được thêu các gam màu đỏ, xanh, vàng, được xem là sự kết hợp hài hòa về cái đẹp trong quan niệm của người Dao. Vậy nên, với người phụ nữ Dao, ai cũng phải sắm cho mình một bộ trang sức, đặc biệt nhiều bộ trang sức của người Dao được mẹ truyền cho người con gái từ đời này sang đời khác.
Tới Đồng Khuân vào những ngày lễ Tết chắc chắn mọi người sẽ ấn tượng với những bộ trang phục đậm sắc màu truyền thống của các thiếu nữ người Dao Quần Chẹt. Từ những chi tiết phụ kiện được kết hợp tinh tế tạo nên bộ trang phục hoàn chỉnh thể hiện sự khéo léo, tính thẩm mỹ cao về cái đẹp của người phụ nữ miền sơn cước. Điều đó cũng thể hiện những giá trị vật thể và đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng người Dao Quần Chẹt.
Trang phục của người Dao Quần Chẹt chính là một tác phẩm nghệ thuật sống động truyền tải những giá trị truyền thống, về ý nghĩa nhân sinh cộng đồng thông qua các hoa văn, hoạ tiết thêu trên đó. Góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa trang phục đầy hương sắc của 54 anh em dân tộc trên mảnh đất hình chữ S. Tin rằng, với sự chung tay góp sức của cộng đồng nói chung và đồng bào dân tộc Dao nói riêng, các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt sẽ được lưu truyền đến thế hệ mai sau.
Thu Trang (Bài, ảnh)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt