Về Thái Bình thăm làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
(THPL) - Sáng ngày 18/05/2023, Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Mỹ Nghệ Kim hoàn đá quý Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cùng các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ban Thường vụ và các phóng viên tới dự lễ hội giỗ tổ chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái - huyện Kiến Xương - Thái Bình).
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Hà Nội: Rà soát 29 làng nghề, làng nghề truyền thống đang bị mai một
» Làng nghề mộc Vạn Điểm được công nhận là điểm du lịch cao cấp
Theo chia sẻ của các nghệ nhân trong làng: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm ra đời vào khoảng thế kỷ XV và nổi tiếng khắp nơi bởi độ tinh xảo với những món hàng độc đáo, mới lạ. Sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mà còn được khách ngoài nước biết tiếng. Đặc biệt, nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm là niềm tự hào của người dân nơi đây và đem lại thu nhập ổn định cho những người lao đông nơi đây.
Tổ nghề chạm bạc là Nguyễn Kim Lâu. Ông sống vào khoảng đầu thế kỷ XV, vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long (Cao Bằng ngày nay). Về sau, ông đến vùng Kiến Xương (Thái Bình) lập ra 12 phường để truyền nghề. Các phường nghề ngày đó nay là nghề chạm bạc Đồng Xâm, nằm ở hữu ngạn sông Đồng Giang. Theo văn bia tại đền cụ tổ nghề chạm bạc thì năm 1428, cụ Nguyễn Kim Lâu đã về đây truyền nghề cho dân, lập thành phường Phúc Lộc, gồm 149 người, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ. Các dòng họ Nguyễn, Triệu, Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ đều có người tham gia phường Phúc Lộc. Phường quy định người nào muốn học nghề đều phải nộp tiền để làm lễ cầu phúc và lễ kính tổ nghề. Hàng năm vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch, phường thợ phải tập trung tại trước am để làm lễ giỗ tổ.
Cũng cần phải nói thêm rằng: Làng Đồng Xâm quanh năm lúc nào cũng có không khí rộn rã. Ngay từ khi bước chân vào đầu làng là hình ảnh những cửa hàng lớn nhỏ biển hiệu đủ kích cỡ trưng bày sản phẩm. Khắp nơi vang tiếng búa, tiếng đục, hàn, chạm... Người Đồng Xâm tự hào rằng bất kỳ sản phẩm gì từ vàng, bạc, đồng… ở đây cũng làm được và làm theo nhu cầu của thị trường, do đó sản phẩm làng nghề rất đa dạng. Từ các mặt hàng phục vụ thị trường nội địa như hàng trang sức, hàng phục vụ Phật giáo, Công giáo, dân làng còn chạm trổ những bức tranh danh lam thắng cảnh, chân dung nhân vật...
Tiếp tục hỏi về các công đoạn để hoàn thiện một sản phẩm, chúng tôi được biết: Để làm ra một sản phẩm chạm bạc cần rất nhiều công đoạn, với bốn kỹ thuật truyền thống là trơn (những đồ không có hoa văn thì cườm cho nhẵn, bóng, trơn tru), đấu (tạo hình hoa văn rồi gắn vào sản phẩm), đậu (nung chảy vàng, bạc rồi kéo thành những sợi mảnh như sợi tóc, nhỏ như hạt kê để tạo hoa văn), chạm (chạm trổ hoa văn). Thợ giỏi là phải tinh thông cả bốn kỹ thuật trơn, đấu, đậu, chạm, trong đó khó nhất là khâu chạm. Khâu này được ví như người viết chữ đẹp, chữ xấu nên người thợ phải có óc thẩm mỹ, có bàn tay khéo léo, có con mắt tinh đời thì mới cho ra được sản phẩm đẹp, có hồn. Ngoài ra, còn phải cần cù, chịu khó, kiên trì, nhẫn nại mới theo nghề được. Đến nay, người trong làng nghề đã ghi dấu bàn tay tài hoa của mình trên các phù điêu, tranh, đồ thờ ở các đình, chùa lớn trong cả nước như Bái Đính, Tam Chúc…
Nhấn mạnh về các sản phẩm làng nghề Đồng Xâm, Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Mỹ Nghệ Kim hoàn đá quý Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cho biết: Đặc trưng của sản phẩm Đồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân bạc Đồng Xâm đã và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật nhất.
Với những bí quyết được gìn giữ trong suốt 4 thế kỷ qua, danh tiếng của những sản phẩm tuyệt mỹ, tinh xảo mà nghệ nhân làng nghề Đồng Xâm làm đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tới nhiều nơi trên thế giới. Và cũng từ những đôi bàn tay vàng tỉ mỉ của những người thợ Đồng Xâm đã thổi hồn vào sản phẩm chạm bạc. Thương hiệu của làng nghề cũng nhờ vậy mà có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Quốc An
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Giá tượng Kỳ Lân đá Bao nhiêu
- Xưởng Gốm Sứ Bát Tràng Thành Tâm