Dệt lụa Nha Xá: Làng nghề cổ hồi sinh và khởi sắc
(THPL) - Ngót nghìn năm qua, người ta biết đến Nha Xá là làng lụa, mà lụa ở đây mềm, mịn, bền và đẹp nên được xếp thứ 2 trong số những làng lụa của nước Việt, chỉ đứng sau lụa Vạn Phúc.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Làng nghề Nón lá Gia Thanh – Song hành cùng năm tháng...
» Hoài Đức: Bài toán xây dựng thương hiệu làng nghề sản xuất miến Dương Liễu
» Hà Nội: Hướng đi nào cho thương hiệu sản phẩm làng nghề Thụy Ứng?
Nghìn năm thoi đưa
Làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) ngày nay không có nhiều tiếng cửi, tiếng con thoi đưa như xưa. Ở Nha Xá toàn nhà cao, cái nào cũng tầm cỡ 3-5 tầng, còn có cả các ngôi biệt thự cổ mang dáng dấp kiến trúc của Pháp, hoa văn, họa tiết đều rất… tuyệt mỹ. Các cụ cao nhiên trong làng bảo, “nhìn mấy cái biệt thự cổ và mấy cái nhà cao tầng là đủ biết cái làng này giàu từ bao giờ, nó đều là thành quả của khung cửi, của con thoi đưa”
Các nghệ nhân nơi đây kể lại rằng: Tương truyền khi xưa có một vị tướng nhà Trần là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư có đi thuyền qua đây, thấy đất tốt, dân lại nghèo nên ông đã chỉ cho dân cách trồng dâu, ươm tơ và dệt lụa. Nghe lời dạy, người ta làm ra rất nhiều tấm lụa đẹp, cung ứng cho dân trong làng, trong tổng. Rồi tiếng lành đồn xa, thương lái tìm đến cũng nhiều, có thời có cả nghề gánh lụa thuê ra sông Hồng đưa lên thuyền, các thuyền chuyển về kinh thành và phân phối đi khắp nơi. Cứ như vậy, tính đến nay thắm thoát thoi đưa cũng đã ngót nghìn năm rồi!
Và để có được một tấm lụa ưng ý, người ta phải nhập tơ, quay tơ rồi mới đưa qua máy dệt. Tấm lụa mộc dệt xong lại đem ra tẩy chuội, nhuộm màu, rồi cán khô nữa mới xong xuôi. Mỗi công đoạn đều có cách làm riêng, rất kỳ công và tỉ mẩn, đòi hỏi người thợ phải thật chuyên tâm, tinh tường.
Dù được phong là “Á hậu” trong nghề dệt song trải qua bao biến cố lịch sử, lụa Nha Xá không phải không có thăng trầm. Chẳng nói đâu xa, những cuối năm 80 của thế kỷ trước, làng nghề chỉ còn mấy hộ theo dệt với sản phẩm "bình dân" như khăn, màn. Lụa làm ra không bán được mà nguyên liệu để dệt lại thiếu thốn, làng nghề lâm vào thế khó, nhiều người đã tháo khung, có người cũng đã lên kế hoạch làm nốt vài mẻ nữa rồi cũng bỏ nghề.
Đúng vào thời điểm gian nan ấy có người con của Nha Xá trở về với tin vui là “đã tìm được đầu ra”. Thế là làng lại cải tiến máy móc rồi nhập các loại tơ có chất lượng cao cấp hơn, dệt ra những tấm vải đẹp và bền hơn, lụa làm ra bán chạy hơn, từ đó làng lụa Nha Xá chính thức hồi sinh.
Nguồn nguyên liệu dệt hiện nay được người dân lấy từ Nhà máy tơ Lâm Đồng, nguồn hàng ổn định, chất lượng tơ bảo đảm. Mỗi tháng, làng nghề cho ra khoảng 2 vạn mét lụa, trong đó có 50% là lụa hoa, 50% là lụa trơn và các sản phẩm khác. Cho đến giờ, sản phẩm lụa hoa của Nha Xá được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích. Không những có chỗ đứng vững trên thị trường trong nước mà còn là sản phẩm được người dùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp rất ưa chuộng.
Kế thừa và phát huy
Theo thống kê của UBND xã Mộc Nam, Nha Xá hiện trên trăm hộ sản xuất, kinh doanh lụa. Trong đó có các hộ dệt thô hoặc tham gia vào các công đoạn khác, có người chỉ chuyên làm khăn, có người chuyên dệt thô, thậm chí chỉ sắm máy rồi ngồi nhà dệt thuê hưởng công như lối làm khoán, dệt được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu.
Số hộ làm dệt có vẻ ít song đã tạo việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân. Thu nhập bình quân của người lao động ở đây là 300 nghìn đồng/ngày. Có người có thu nhập 500 nghìn đồng/ ngày và tùy thuộc các công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau.
Còn đầu tư lớn, mở doanh nghiệp ở Nha Xá thì người ta có thể kể đến nhiều doanh nghiệp với 7 – 10 máy dệt. Mỗi hộ như vậy tạo việc làm cho hàng chục lao động thường xuyên, các lao động này "sống khỏe" với thu nhập ngót nghét chục triệu đồng mỗi tháng.
Được biết, để phát huy hơn nữa giá trị sản phẩm và sự phát triển của làng nghề này, tỉnh Hà Nam đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và Trạm xử lý nước thải làng nghề dệt Nha Xá. Đây là điều kiện tốt nhất để làng nghề yên tâm phát triển, tạo ra được thương hiệu cho sản phẩm và giải quyết bài toán việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Văn Nghĩa
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt