TP.HCM tiêu huỷ gần 2.000 sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng
(THPL) - Mới đây, Cục QLTT TP.HCM đã buộc tiêu hủy gần 2.000 sản phẩm là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo các nhãn hiệu Hermes, Louis Vuitton, Burberry…
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Hải Dương: Tiêu hủy 1.300 bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ
» Vĩnh Phúc: Thu giữ gần 7000 sản phẩm hàng hóa nghi giả nhãn hiệu Nike, Louis Vuitton
» Hải Dương: Thu giữ hơn 8.000 sản phẩm thuốc đánh răng, dầu gội giả nhãn hiệu
Theo tin từ Tổng cục QLTT, ngày 2/11/2023, tại Chi nhánh Môi trường Đô thị Sài Gòn - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, địa chỉ: số 150 Lê Đại Hành, Phường 7, Quận 11, TP.HCM, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tiêu hủy hàng hóa đối với 1.910 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 260.930.000 đồng thuộc 17 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Đội Quản lý thị trường số 5 ban hành dưới sự giám sát tiêu hủy của Đại diện Cục Quản lý thị trường Thành phố, Phòng Tài chính -Kế hoạch Quận 5 và Đội Quản lý thị trường số 5
Hàng hóa vi phạm trong đợt tiêu hủy này là quần áo, vải, giày, dép, ốp lưng điện thoại di động, túi nhựa các loại: không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn sử dụng và hàng hoá giả mạo các nhãn hiệu: Chanel, Nike, Hermes, Louis Vuitton, Burberry, Dior. Toàn bộ quá trình tiêu hủy hàng hóa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường, có sự giám sát chặt chẽ của đại diện Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các lực lượng chức năng phối hợp theo đúng quy định.
Trước tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, Cục Quản lý thị trường TP.HCM chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra tại các trung tâm thương mại, tuyến đường phố. Riêng đối với hàng giả, trong quý 3 năm 2023, các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 426 trường hợp vi phạm về các hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu,... tạm giữ 49.444 đơn vị sản phẩm sữa bột, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, ví, hàng điện tử, phụ kiện điện thoại di động, phụ tùng xe máy, đồng hồ, dụng cụ cầm tay, vải, trang sức xi mạ,… nhãn hiệu Honda, Adidas, Nike, Chanel, Valentino, Versace, Louis Vuitton, Apple, Levi’s, Apple, Bosch, Dior, Rolex, Patek Phillippe, MLB,.... Tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 4,2 tỷ đồng.
Trong các tháng cuối năm, nguồn hàng hóa di chuyển vào thị trường từ hướng biên giới Tây Nam được tập kết tại các kho hàng, điểm trung chuyển, chứa trữ và được bày bán, kinh doanh tại các tuyến phố du lịch, địa bàn nổi cộm, trọng điểm, trung tâm thương mại sẽ hoạt động sôi nổi, mạnh hơn nên Cục Quản lý thị trường TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa thực hiện các biện pháp nghiêp vụ giám sát, thẩm tra, xác minh để kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm tại các địa bàn trọng điểm, nổi cộm, các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ và tại các kho bãi, điểm chứa trữ hàng hóa.
Liên quan đến hàng hoá vi phạm, tại tỉnh Hải Dương, qua theo dõi các hoạt động bán hàng qua mạng xã hội Facebook, Zalo và nắm bắt tình hình kinh doanh trên địa bàn, ngày3/11, Đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 1 Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Hải Dương tiến hành kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn do ông Nguyễn Văn Sáng làm chủ (địa chỉ: Thôn Tâng Thượng, xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương).
Đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở kinh doanh có 25.200 kg quần áo may sẵn các loại đã qua sử dụng, được đóng gói trong 450 kiện, trên mỗi kiện hàng và trên sản phẩm hàng hóa đều không có thông tin, tài liệu, giấy tờ kèm theo để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; không có giấy tờ mua bán, hóa đơn chứng từ hợp pháp kèm theo.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh trên đang hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Làm việc với Đoàn kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh được tính hợp pháp của hàng hóa. Sau khi mua về, đăng tải lên trang Facebook, Zalo cá nhân để giới thiệu, chào bán cho khách hàng với mục đích thu lời.
Chiều 4/11, toàn bộ tang vật đã được kiểm đếm, phân loại, làm thủ tục tạm giữ để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tú Anh (t/h)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt