Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
(THPL) - Theo Bộ Công Thương, trong 10 tháng năm 2024, tình hình vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào các thời điểm lễ tết, kỳ nghỉ dài ngày.
Tin liên quan
- Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm giả nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste
Hải Dương: Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm qua TMĐT
Công an huyện Quan Hóa xác minh hồ sơ của liên danh Phương Anh - Hồng Phát ở dự án hơn 36 tỷ đồng
Hà Nội: Tạm giữ hàng loạt xe điện thuộc diện cấm lưu thông
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng
» Tăng cường quản lý hàng hoá nhập khẩu qua thương mại điện tử
» Cục QLTT Hà Nội xử lý 120 vụ việc, phạt trên 970 triệu đồng dịp Tết Trung Thu
» Lực lượng QLTT Hà Nội xử lý hơn 3.500 vụ vi phạm trong 8 tháng
Theo ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) cho biết, với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, phần lớn các đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt online, phân tán hàng hóa nhiều nơi, chỉ giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, khó xác định được kho hàng. Nhiều đối tượng chỉ bán hàng qua cộng tác viên trung gian, đăng sản phẩm trên website nhưng thực tế chỉ nhận đơn hàng rồi đặt qua đơn vị khác để làm trung gian kiếm lời.
Trong 10 tháng năm 2024, lực lượng QLTT đã tập trung giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực thương mại điện tử và phát hiện nhiều vi phạm trên phạm vi cả nước. Đa số đối tượng tổ chức kho hàng gần cửa khẩu, thiết lập các điểm livestream tiếp nhận đơn và chuyển hàng đặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên cả nước.
“Hàng hóa vi phạm được trà trộn, vận chuyển trong các kiện hàng, sử dụng số điện thoại không chính chủ để giao dịch, mua bán và gửi tới khách hàng thông qua các đơn vị dịch vụ giao nhận, chuyển phát nhanh nên khó phát hiện” - lãnh đạo Tổng cục QLTT thông tin và cho biết, thời gian qua, số vụ vi phạm và xử lý trên môi trường thương mại điện tử không ngừng gia tăng, với tính chất vi phạm và diễn biến phức tạp.
Trong số các mặt hàng vi phạm, không chỉ là hàng hóa tiêu dùng thông thường, mà nhiều mặt hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, sản phẩm thuốc lá điện tử bị làm giả với số lượng lớn cũng được kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, bình quân mỗi tháng có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, với hơn 50.000 người bán tham gia. Tuy nhiên, các sai phạm liên quan đến hàng nhập lậu, hàng giả, trốn thuế diễn biến ngày càng phức tạp. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, 8 tháng năm 2024, Cục đã chuyển thông tin hơn 500 website, ứng dụng có dấu hiệu vi phạm tới cơ quan Công an. Số vụ vi phạm trong TMĐT bị xử lý tăng 2,4 lần, số tiền xử phạt tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 10 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 61.079 vụ, phát hiện và xử lý 41.725 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý hơn 777 tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 404 tỷ đồng (tăng 9%), trị giá hàng hóa tịch thu gần 187 tỷ đồng (tăng 9%), trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy trên 186 tỷ đồng (tăng 69%), thu nộp ngân sách nhà nước 479 tỷ đồng (tăng 11%).
Trong 10 tháng năm 2024, tình hình vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào các thời điểm lễ tết, kỳ nghỉ dài ngày. Nguyên nhân là do, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trở nên sôi động.
Liên quan đến các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa tuân thủ các quy định của pháp luật (như Temu, Shein, 1688), Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) và thông qua thực tiễn kiểm tra, rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Liên quan đến hàng hóa vi phạm, ngày 13/11, thông tin từ Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng đã phát hiện một cơ sở có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm tại Hà Nội.
Cụ thể, ngày 8/11, Đội Quản lý thị trường số 11 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Đoàn kiểm tra liên ngành 389 quận Hà Đông tiến hành kiểm tra địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm - Công ty Cổ phần Dược phẩm DHT Pharmacy, có địa chỉ tại DV 16, khu đất dịch vụ Đìa Lão, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.
Tại thời điểm kiểm tra, địa điểm trên đang hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm các loại, trong đó chủ yếu là hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm cùng nguyên liệu, tem nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm, công cụ sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Trong đó, có 1.470 tuýp thành phẩm có nhãn của của Công ty TNHH Dược phẩm Korea - Green Life; 1.200 lọ kẹo dẻo hương trái cây ZOO JELLY, trên nhãn ghi sản xuất bởi Công ty Cổ phần BIBICA, có địa chỉ tại số 443 Lý Thường Kiệt, phường 8, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh; phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm DHT Pharmacy; 1.480 lọ kẹo hương trái cây, trên nhãn ghi sản xuất tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV kẹo Bảy Ba Bảy, địa chỉ số 12 Hoàng Lê Kha, phường 9, quận 6, TP. Hồ Chí Minh; phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm DHT Pharmacy.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng còn ghi nhận trên 7.100 sản phẩm bán thành phẩm là viên sủi, nguyên liệu, tem nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm, công cụ sản xuất; cùng 500kg kẹo hương trái cây, không có nhãn hàng hóa, 110kg nhãn hàng hóa các loại của Công ty TNHH Dược phẩm Korea-Green Life, 2.900 nhãn kẹo dẻo hương trái cây ZOO JELLY của Công ty Cổ phần BIBICA, 65kg lọ nhựa, nắp lọ nhựa không có nhãn hàng hóa cùng một loạt các công cụ sản xuất là máy sil màng, máy khò nhiệt, máy bắn hạn sử dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bước đầu kiểm tra, lực lượng chức năng nhận định Công ty Cổ phần Dược phẩm DHT Pharmacy có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Korea-Green Life; Công ty Cổ phần BIBICA; Công ty TNHH MTV kẹo Bảy Ba Bảy và Chi nhánh Công ty TNHH MTV kẹo Bảy Ba Bảy. Hiện tại, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hoá trên để tiếp tục xác minh làm rõ theo quy định của pháp luật.
Minh Anh (T/h)
Tin khác
-
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển ma túy và hàng nóng qua biên giới
-
Quảng Bình: Nguy cơ sạt lở cục bộ trên Quốc lộ 12A
-
Đại đoàn kết là giá trị tinh thần, giá trị cốt lõi của dân tộc
-
Đà Nẵng lần đầu tổ chức diễn đàn lớn về khu thương mại tự do và lĩnh vực logistics
-
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay
-
Vẻ đẹp của đồ trang trí nội thất bất đối xứng
Làm đẹp cho không gian bếp với đồ thủ công mỹ nghệ
(THPL) - Là một không gian quan trọng và không thể thiếu trong mỗi gia đình, bài trí các đồ vật trong bếp ăn sao cho ngăn nắp, gọn gàng, đạt...14/11/2024 15:13:52Tinh xảo bút ký khảm trai
(THPL) - Với sự sáng tạo không giới hạn, các nhà thiết kế và đội ngũ nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam đã “thổi một luồng...14/11/2024 14:45:11VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
(THPL) - Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa...14/11/2024 10:06:20Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu mây, tre, cói, thảm
(THPL) - Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng...14/11/2024 09:55:04
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
(THPL) - Ngày 04/11, tại TP. Thanh Hóa, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Thanh Hóa. Đây là đơn vị thành viên thứ 36 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2024. - Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
- Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”
(THPL) - Trong khuôn khổ Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia 2024, Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam” cho hai thương hiệu Đầu tư & Quản lý sân gôn (BRG Golf) và Đầu tư & Quản lý khách sạn (BRG Hotels), ghi nhận nỗ lực không ngừng của một tập đoàn kinh tế, dịch vụ tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam trong việc mang tới những sản phẩm và dịch vụ chuẩn quốc tế tới các khách hàng tại Việt Nam, trên hành trình hơn 30 năm hình thành, phát triển và hội nhập. - Gốm Chu Đậu được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
- Eurowindow 7 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia
- PNJ 9 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia