Tăng trưởng ấn tượng thương mại 25 năm Việt - Mỹ
(THPL) - Xuất khẩu của Việt Nam đang dịch chuyển sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đa dạng hơn và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghệ cao toàn cầu, cùng nhiều loại hàng hóa đáp ứng được những thị trường khó tính như Mỹ, là bước tiến ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam.
Tin liên quan
» Tổng bí thư, Chủ tịch nước gửi điện mừng đến Tổng thống Mỹ Donald Trump
» Việt Nam và Hoa Kỳ mở rộng hợp tác chống dịch COVID-19
» Hoa Kỳ cam kết viện trợ 9,5 triệu USD giúp Việt Nam trong dịch COVID-19
Cách đây 25 năm những container hàng đầu tiên xuất từ Việt Nam xuất sang Mỹ có đến hơn 80% là sản phẩm nông sản và hàng may mặc, da giày. Có tổng giá trị gia tăng thấp. Trong khi ở chiều ngược lại hàng từ Mỹ xuất sang Việt Nam, phần lớn là các thiết bị điện tử, công nghệ, thiết bị điện gia dụng. Số lượng và chủng loại cũng rất đa dạng.
Tuy nhiên, Sau nhiều năm công nghiệp hóa và nỗ lực tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, cùng nhiều cải cách chính sách, kinh tế, phù hợp với xu thế toàn cầu, Việt nam đã có những bước tiến dài vô cùng ấn tượng về xuất khẩu hàng hóa. Lấy mốc từ năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ mới chỉ ở mức 450 triệu USD, thì đến thời điểm kết thúc năm 2019, con số này đã đạt gần 76 tỷ USD gấp khoảng 168 lần so với năm 1995.
Hiện tại, Mỹ đã là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đã không còn là hàng nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như thời 1995, mà là thiết bị phát sóng, điện thoại, đồ điện tử, đồ điện và linh kiện các loại đã trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm tới 27%. Đứng thứ hai là hàng may mặc, chiếm khoảng 25%. Tiếp theo đó là da giày và đồ nội thất. Trong khi ở chiều ngược lại, hàng hóa từ Mỹ xuất sang Việt Nam giờ chủ yếu là nguyên liệu thô như bông thô, thức ăn chăn nuôi, các loại hoa quả hạt, hoặc nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất như mạch tích hợp, điện thoại, dầu mỏ tinh chế, vải dệt kim cao su nhẹ và bộ phận thiết bị điện.
theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, dù thương mại toàn cầu đang ảm đạm vì đại dịch, nhưng 5 tháng đầu năm 2020 Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 25,11 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ 2019 và chiếm 25,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ở chiều nhập khẩu, lượng hàng hóa từ Mỹ nhập vào Việt Nam trị giá 6 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 6,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Riêng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 61,35 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2018 và chiếm tới 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó xuất khẩu dệt may đạt trị giá 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm tới 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của cả nước. Các sản phẩm khác như: điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá 8,9 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,05 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 5,06 tỷ USD.
Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch từ thị trường Mỹ trong năm 2019 đạt 14,37 tỷ USD, và chiếm 5,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, với các nhóm hàng chủ lực như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá 4,85 tỷ USD; nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 2,13 tỷ USD.
Với mức tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ 34% (tương đương 10,9 tỷ USD) Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 12 sang thứ 7 trong danh sách các nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ.
Quốc Cường
Tin khác
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
-
Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
-
Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
HoREA đề nghị ưu tiên thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà thương mại với chủ đầu tư làm phân khúc bình dân để thị trường phát...24/11/2024 15:23:26Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn, dù gạo Ấn Độ quay lại thị trường.24/11/2024 15:27:21Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm, với tổng số tiền...24/11/2024 15:15:09Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt