Sức mạnh thương hiệu: Sự khác biệt không phải là tất cả
(THPL)-Trước cửa nhà tôi có một quán phở mới mở có cái tên rất lạ “Phở bò Taxas”. Tên quán nghe rất kêu, tưởng chừng nhanh chóng hút được khách. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn, vì cung cách phục vụ kém quá nên quá quán đã phải bùi ngùi đóng cửa.
Tin liên quan
- Vinh danh 25 tấm gương tiêu biểu tại Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”
FPT hoàn tất lập công ty con mới với vốn điều lệ gần 674 tỷ đồng
Thương hiệu Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VTV3 tổ chức chương trình "Sinh viên thế hệ mới 2024"
Nông dân Vi Văn Phương với mô hình nuôi lợn đen bản địa
Hà Nội rà soát chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề
Khác biệt để tồn tại
Nói qua thì rất đơn giản, nhưng hiểu thấu đáo thì đây chính là 2 phạm trù mà người làm kinh doanh nào cũng quan tâm: Sự khác biệt và dịch vụ. Có một câu nói bất hủ: Khác biệt hay là chết. Chính vì thế nên không có gì ngạc nhiên khi mọi startup (người/doanh nghiệp khởi nghiệp) đều phải tìm kiếm lối đi riêng và sự khác biệt.
Còn nhớ, khi Uber gia nhập thị trường vận chuyển hành khách, các hãng taxi truyền thống khắp thế giới vã mồ hôi hột. Khi Grab có mặt, miếng bánh này của các hãng taxi truyền thống dần nhỏ lại và có thời điểm họ gần như chìm hẳn trước cơn bão mang tên Grab.
Làm được như vậy là do Uber và Grab có được lợi thế cạnh trang tuyệt đối nhờ công nghệ. Đó chính là sự khác biệt hoàn hảo mà những mô hình công nghệ này áp dụng được.
Một ví dụ nữa khi Vinmart phát triển như vũ bão với hàng nghìn cửa hàng trên toàn quốc. Chuỗi cửa hàng này bứt phá ngoạn mục, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng lĩnh vực và có cùng đặc thù kinh doanh. Vinmart rõ ràng đã tạo ra sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng. Và nhiều chuyên gia marketing cũng nhìn nhận như vậy. Chính sự khác biệt trong cung cách phục vụ, phương thức quản lý chuỗi cửa hàng... đã tạo lợi thế cạnh tranh cho Vinmart.
"Khác biệt hay là chết?" đã trở thành câu khẩu hiệu hầu như doanh nghiệp và người tiêu dùng nào cũng biết.
Một quán nhậu mới ra đời, để cạnh tranh với các quán nhậu lân cận, nó cần có gì đó khác biệt. Một quán cà phê vỉa hè mới xuất hiện, muốn lấy khách từ các quán bên cạnh, nó cũng cần có gì đó khác biệt. Rồi một cửa hàng quần áo thời trang ở một khu vực chuyên kinh doanh quần áo thời trang, một nhà hàng trên một dãy phố có nhiều nhà hàng cũng thế.
Lớn hơn nữa là một thương hiệu nước giải khát, một thương hiệu ô tô..., tất cả đều cần có sự khác biệt để cạnh tranh và chiến thắng. Ngay cả việc bán giá rẻ hơn đối thủ, nhờ vị thế dẫn đầu về chi phí thấp, cũng là một sự khác biệt về giá.
Cả lý thuyết lẫn thực tiễn đều coi trọng vai trò của sự khác biệt. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố này trong kinh doanh.
Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi mọi startup đều phải tìm kiếm lối đi riêng và sự khác biệt. Chẳng ai dại gì khi mới bước chân vào thị trường lại dẫm lên vết chân của những “người khổng lồ” đi trước.
Thế nhưng, liệu khác biệt thôi đã đủ chưa?
Khác biệt không là tất cả
Đặt ngược vấn đề, giả sử Uber và Grab với mô hình kinh doanh khác biệt, nhưng cung cách phục vụ lôi thôi; tài xế gian dối và chậm chạm thì liệu hai hãng này tồn tại được bao lâu.
Ví dụ như quán Phở bò Texas tôi nêu ở trên. Họ có khác biệt không, chắc chắn là có. Nhưng cái tên thôi chưa đủ. Sự khác biệt phải đến cả từ dịch vụ, chất lượng món ăn.
Bằng chứng là họ chỉ ngoi ngóp được chừng 2 tháng là sập tiệm. Và rồi có biết bao nhiêu địa chỉ khác, cách tiếp cận dịch vụ rất lạ, tư duy lạ nhưng rồi cứ chết yểu hàng loạt.
Còn nhớ những chiếc điện thoại nhỏ bằng hai đầu ngón tay, café đông trùng hạ thảo xuất hiện ồ ạt một thời. Những thứ ấy rất lạ nhưng giờ chúng đang ở đâu.
Nên, có thể khẳng định, khác biệt tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất.
Hiểu đơn giản, người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua một sản phẩm không có gì khác biệt của công ty này mà không mua của công ty khác. Là bởi khi mua một sản phẩm hay dịch vụ, người ta nhìn vào giá trị, ở đây là giá trị cảm nhận. Giá trị cảm nhận là hiệu số của tổng lợi ích khách hàng nhận được, bao gồm lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính, trừ đi tổng chi phí khách hàng bỏ ra, bao gồm tiền bạc, thời gian, năng lượng, tâm lý.
Nếu giá trị cảm nhận của một sản phẩm là số dương, tức tổng lợi ích nhận được cao hơn tổng chi phí bỏ ra, và nếu giá trị này đủ cao, đủ hấp dẫn (hơn của đối thủ), thì cho dù sản phẩm đó không có gì khác biệt, người tiêu dùng vẫn sẽ chọn mua nó.
Nếu sản phẩm của bạn không có gì khác biệt, hãy chú trọng vào nhiều khía cạnh khác (chất lượng, giao hàng, thanh toán, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, chính sách bảo hành...), làm sao cho hiệu số của tổng giá trị mang lại cho khách hàng trừ đi tổng chi phí bỏ ra của khách hàng là cao nhất. Khi đó bạn sẽ có cơ may thắng thế.
Mở lối đi riêng, tập trung vào tạo sự khác biệt là cách nhiều doanh nghiệp đang làm. Tuy nhiên, tạo sự khác biệt mà không đem lại giá trị vượt trội cho khách hàng thì sự khác biệt đó cũng không có ý nghĩa.
Kim Sinh
Tin khác
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
(THPL) - Ngày 23/11, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức khai mạc Chương trình "Sức mạnh nhân đạo 2024", lễ phát động phong trào “Tết...23/11/2024 19:03:44Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt