22:16 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Quỳnh Phụ: Nguy cơ ô nhiễm ngập mặn tại dự án khu công nghiệp Cầu Nghìn

Trí Dũng | 20:19 01/02/2024

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của kinh tế, các dự án khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, không ít dự án còn đối mặt với những vấn đề về môi trường, đặc biệt là trong việc chống ngập mặn. Một trong những ví dụ điển hình là Dự án Khu Công Nghiệp Cầu Nghìn, trực thuộc Tổng công ty IDICO (Khu công nghiệp IDICO), tại thôn Thanh Mai, xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Theo đơn thư của người dân phản ánh, Dự án KCN Cầu Nghìn thi công bơm cát mặn vào Lô 8 từ ngày 29/12/2023 – 16/1/2024 có những dấu hiệu sai phạm như: không đúng với thiết kế; trữ lượng cát vượt mức quy định; trải bạt bố phòng chống nhiễm mặn nhưng gây ngấm mặn vào nguồn nước, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Thời gian bơm cát mặn từ 29/12/2023, bờ đắp đất không có bạt che chắn bờ đế tránh nước phát tán. 

Qua thông tin phản ánh trên, phóng viên của Thương hiệu và Pháp luật (THPL) đã có buổi tác nghiệp tại dự án và ghi nhận, hiện nay lô 8 đang chứa 6 vạn khối cát mặn, trong khi quy định chỉ tích trữ 2 vạn khối cát mặn và 12 vạn khối cát nước ngọt. Nhà thầu phụ là Cty TNHH Khánh Minh thi công đã sử dụng cát mặn vượt quá mức quy định. Để kiểm chứng, PV đã xuống lấy mẫu cát về thử nghiệm nhưng bị một người là quản lý thi công tên Hòa đến ngăn cản. Nếu không có điều gì khuất tất sao nhân viên này phải hành động như vậy?

Người quản lý thi công tên Hòa ra ngăn cản PV tác nghiệp lấy mẫu cát. 

Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn thực hiện thi công bơm cát san nền. Tuy nhiên, theo những quan sát trực tiếp tại hiện trường và người vận hành máy cho biết, bơm cát mặn đã hòa vào với nước sông. Bên cạnh đó, các lô chứa không có biện pháp bảo vệ để ngăn chặn việc gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Trong quá trình bơm cát mặn đã dùng nước sông hỗ trợ đẩy cát vào dự án, điều này đã đưa hàng vạn khối nước chảy ra kênh đi vào ruộng đồng của 3 xã lân cận. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước mà còn gây ra những tác động xấu đối với năng suất cây trồng, đặc biệt là thông qua nguồn nước canh tác.

Các máy bơm vận hành tại dự án

Ô nhiễm nước từ quá trình thi công san nền có thể chứa đựng nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm đến hệ sinh thái và sức khỏe của người dân địa phương. Ngoài ra, việc không đảm bảo chống ngập mặn cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Các khu vực ven biển thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ ngập mặn. Việc xây dựng các dự án mà không có biện pháp phòng ngừa sẽ làm gia tăng rủi ro cho cả dự án và cộng đồng xung quanh.

Mới đây, theo thông báo số 8182/TB-BNN-TL ngày 10/11/2023 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT chỉ đạo về lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023 – 2024, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ: Việc phòng chống ngập mặn vô cùng cấp thiết đối với các tỉnh thuộc vùng ven biển. Theo đó, UBND huyện Quỳnh Phụ ra văn bản số:16/UBND-NN, đối với UBND thị trấn, xã thực nghiêm túc chỉ đạo của Sở NN & PTNN khẩn trương thực hiện khơi thông, giải phóng dòng chảy để lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2024, thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Thông báo của UBND huyện Quỳnh Phụ nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNN 

Để có câu trả lời, PV của THPL và đại diện Viện Pháp lý, Bảo vệ TNN &MT đã có buổi làm việc với Chi Cục trưởng Mai Thế Hưng - Cục Môi trường, Sở TNMT tỉnh Thái Bình. Ông Hưng cho biết, Cục đã chỉ đạo chuyên viên ban môi trường kiểm tra và tham mưu báo cáo về nhưng không thấy đơn thư phản ánh nào của nhân dân liên quan đến sự việc trên. Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ cho biết đã nhận được thông tin Tổng công ty IDICO thi công bơm cát, nhưng đây là dự án của tỉnh nên huyện không can thiệp.

Lưu lượng nước nhiễm mặn từ lô chứa cát mặn chảy ra.

Tuy nhiên, câu trả lời của cán bộ Sở TNMT và UBND huyện Quỳnh Phụ không chỉ thiếu cơ sở thực tế, mà còn không đáp ứng được nguyện vọng và lo ngại của người dân địa phương. Ngay lúc này, cần có sự quan tâm và can thiệp của cơ quan quản lý, các chuyên gia môi trường, cũng như sự hợp tác từ phía Tổng công ty IDICO. Việc thi công cần phải được thực hiện với sự chú ý đặc biệt đến các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường địa phương.

Ngoài ra, cần triển khai các biện pháp chống ngập mặn nhằm đảm bảo sự bền vững của dự án và an toàn cho cộng đồng dân cư. Các đơn vị chức năng và thi công cần có sự nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, và cần có những nỗ lực tích cực để giải quyết những thách thức này.

Trí Dũng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu