17:41 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nỗ lực bắt kịp xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế

08:41 12/10/2020

(THPL) - Bất chấp kinh tế toàn cầu ảm đạm vì dịch COVID-19, hiện Việt Nam vẫn tăng trưởng dương. Đồng thời, đang từng bước kết nối lại đường bay quốc tế để đón chuyên gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng, trong xu hướng dịch chuyển đầu tư rời Trung Quốc, sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế đến Việt Nam vào quý IV/2020 và đặc biệt là năm 2021.

Trên thực tế, theo đánh giá của đa số truyền thông cũng như nhiều chuyện gia kinh tế quốc tế, hiện tại Việt Nam vẫn đang được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, được các nhà đầu tư quan tâm vì sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện đất đai môi trường, nhân lực, cơ sở hạ tầng kết nối các khu công nghiệp phát triển liên tục, cùng với tốc độ kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020 bất chấp đại dịch COVID-19.

(Hình minh họa)

Theo tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua một số cuộc xúc tiến đầu tư trực tuyến với các đối tác khu vực châu Á (Nhật Bản, Singapore) hay châu Âu (Pháp) mới tổ chức gần đây, đã có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam, việc khơi thông các đường bay quốc tế cũng có tác động rất tích cực, tạo điều kiện trở lại làm việc của các chuyên gia, đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư mới có cơ hội khảo sát thực tế môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Trong 9 tháng năm 2020, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút khoảng 517 dự án từ đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 8,5 tỷ USD. Nâng tổng số dự án đầu tư nước đến cuối tháng 9/2020 lên khoảng 10.009 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 197,8 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 70%.

Tính đến cuối tháng 9/2020, doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 135,7 tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 3,83 triệu lao động. tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 10,1 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị nhập khẩu đạt khoảng 87,2 tỷ USD, giảm khoảng 1,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Hết tháng 9/2020 cả nước có 366 khu công nghiệp được thành lập. Trong đó, có 279 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 81,8 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 55,9 nghìn ha, đã cho thuê 39,7 nghìn ha (đạt tỷ lệ lấp đầy 71,1%) và 87 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 17,6 nghìn ha. Các khu công nghiệp phần lớn tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng.

Vừa qua, Thủ tướng cũng đã phê duyệt 19 khu kinh tế ven biển, tổng diện tích khoảng 871,1 nghìn ha (kể cả diện tích mặt biển); trong đó, diện tích đất tự nhiên khoảng 581,9 nghìn ha (chiếm 1,75% diện tích đất cả nước). Trong đó có khoảng 100 nghìn ha được quy hoạch để phát triển các khu chức năng có 35 nghìn ha đất đã được nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo kế hoạch, hiện có 2 khu kinh tế với tổng diện tích khoảng 27,3 nghìn ha có trong quy hoạch phát triển khu kinh tế nhưng chưa được thành lập, bao gồm khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định và khu kinh tế Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Trên thực tế, cùng với những thuận lợi, quá trình thu hút đầu tư FDI của Việt Nam cũng đang đối diện với không ít thực tế hạn chế. Có chuyên gia kinh tế đã đặt ra vấn đề cụ thể. Ví dụ như Hãng máy tính Dell đầu tư vào Việt Nam, công suất 1 năm là 12 triệu máy tính, mỗi máy nặng ít nhất 2,8kg. Như vậy, mỗi tháng sẽ có khoảng 3 triệu tấn hàng hoá đi qua các cảng hàng không, đồng thời Dell cũng yêu cầu cần 6.000 lao động có trình độ cao đẳng nghề trở lên, biết tiếng Anh và khu nhà máy cỡ 800ha. Đó là bài toán rất lớn đối với năng lực vận tải, mặt bằng, cũng như năng lực đào tạo hiện tại của Việt Nam. Do đó. Việt Nam sẽ phải nỗ lực gấp nhiều lần nữa thì mới có thể đáp ứng đúng nhu cầu của các tập đoàn lớn.

Để thúc đẩy tăng cường thu hút FDI ngay khi kinh tế toàn cầu hồi phục, Các Bộ ngành cùng Chính phủ vẫn đang tiếp tục tiến hành rà soát quỹ đất khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, Đồng thời, tạo hành lang chính sách, pháp luật thông thoáng, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các khó khăn hậu COVID-19 và đẩy nhanh quy trình kết nối với các dự án FDI lớn.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu