Những thay đổi cấp thiết giúp Việt Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút FDI
(THPL) - Năm 2020 đánh dấu nhiều cột mốc mang tính “bước ngoặt” của Việt Nam. Sau những nỗ lực kiểm soát COVID-19 chủ động và bình tĩnh, Việt Nam được đánh giá là điểm đến tin cậy và là quốc gia thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm Hoa Kỳ, EU, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore….
Tin liên quan
- Giá vàng và ngoại tệ ngày 17/1: Vàng tăng tiếp, USD rời mốc 109
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/1: Nhẫn trơn và vàng SJC tăng dựng đứng
Nhiều ngân hàng triển khai mạnh mẽ giải ngân vốn tín dụng ngay từ đầu năm 2025
Năm 2024: Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả
Giá vàng và ngoại tệ ngày 15/1: Vàng thế giới tăng nhẹ, USD suy yếu
» Thu hút FDI của Hà Nội dẫn đầu cả nước, vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD
» Hội thảo kết nối doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối quốc tế
» Thêm nhiều nông sản của Việt Nam chuẩn bị lên đường sang EU
Năm 2020 với nhiều “bước ngoặt” của kinh tế và ngoại giao Việt Nam
Những thành tựu ngoại giao của Việt Nam trong thời gian qua cũng đã giúp hình ảnh và vị thế của chúng ta trên trường quốc tế được cải thiện rõ rệt. Đó là lý do giúp Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ). Tại thời điểm này, so với các nước khác trong ASEAN, Việt Nam được coi là một môi trường kinh doanh tiềm năng nhờ vào một nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn, và là môi trường sống lý tưởng cho người nước ngoài.
Năm 2020 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm chặng đường 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2020), và trong suốt thời gian qua, kim ngach thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực mang tính trọng tâm kinh tế - thương mại – đầu tư. Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng hơn 170 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên 77,6 tỷ USD vào năm 2019. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng cao nhất của Hoa Kỳ trong các đối tác Đông Nam Á.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định: “Sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian gần đây đã giúp Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 27 và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ.
Thực tế, làn sóng chuyển dịch đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam đã bắt đầu diễn ra do tác động của cuộc chiến tranh thương mại và càng trở nên rõ rệt hơn khi Trung Quốc đang chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19.
Việt Nam trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này nhờ thành công trong ngăn chặn dịch bệnh. Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam và con số này đang ngày một tăng thêm. Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư lâu dài hoặc chuyển hướng đầu tư từ các nước trong khu vực về Việt Nam.
Cụ thể, Google và Microsoft (Hoa Kỳ) đang chuyển một số dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Tập đoàn Ford cũng quyết định gia tăng năng lực sản xuất bằng việc đầu tư nhà máy lắp ráp tại Hải Dương. General Electric (GE) cũng đã tăng vốn đầu tư vào nhà máy tourbin gió ở Hải Phòng và đang có nhu cầu mở rộng. Chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho tập đoàn năng lượng lớn của Hoa Kỳ là AES được triển khai dự án khí LNG ở Sơn Mỹ.
Tuy nhiên, cơ hội này không chỉ dành riêng cho Việt Nam, một cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư đang diễn ra rất mạnh mẽ tại khu vực châu Á, đặc biệt là hai “ông lớn” đang muốn cạnh tranh thu hút FDI với Việt Nam là Ấn Độ và Indonesia và chắc chắn chúng ta cần phải “linh hoạt chuyển mình” hơn để có thể trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.
Những thay đổi cấp thiết giúp Việt Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút FDI
Những năm gần đây, Việt Nam đã phần nào trở thành điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài nhờ vào tốc độ tăng trưởng GDP trung bình gần 7%/năm, với gần 100 triệu dân, thu nhập bình quân ngày càng tăng cũng sẽ là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại lĩnh vực y tế, giáo dục, viễn thông, bán lẻ, tài chính-ngân hàng, năng lượng...
Với tình hình hiện tại, chúng ta cần nhìn nhận “thu hút FDI” sẽ là đòn bẩy và góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Vì thế cần phải có kế hoạch chiến lược mang tầm “quốc gia” – thống nhất và chỉ đạo từ Chính phủ trong công tác minh bạch các thủ tục đấu thầu, tinh gọn các thủ tục hành chính kinh doanh, hỗ trợ các thủ tục về pháp lý đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế mới, kinh tế sáng tạo, kinh tế số để có thể sẵn sàng chuyển hóa các cơ hội. Cần ổn định và nhất quán mức lương và chính sách tiền lương giữa các tỉnh, thành và khu vực.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần am hiểu hệ thống luật pháp, thị trường và tiêu chuẩn hàng hóa của Hoa Kỳ. Chúng ta cần nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu với chiến lược giá cả cạnh tranh, tận dụng tốt hệ thống phân phối, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên tập trung để cải cách và đầu tư và đào tạo nhân lực chất lượng cao để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Nhận định về cơ hội dành cho Việt Nam trong thời gian tới, ông Terence Alford – Giám đốc Phòng Thị trường vốn và Dịch vụ Đầu tư Colliers International cho biết:
“Theo Oxford Economics, một tổ chức kinh tế nổi tiếng thế giới, đã lưu ý trong một báo cáo gần đây rằng Việt Nam dự kiến sẽ là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đạt mức tăng trưởng GDP dương 2,3% vào năm 2020 và là điểm “sáng nhất trong khu vực ASEAN”.
Sự tăng trưởng kinh tế đang diễn ra ở Việt Nam và đặc biệt là thị trường Bất động sản nói chung sẽ dẫn đến sự phát triển bền vững của ngành bất động sản Việt Nam. Dòng vốn tài chính sẽ giúp hỗ trợ nhiều dự án khu dân cư và bất động sản công nghiệp quy mô lớn đang được lên kế hoạch trên khắp Việt Nam trong những năm tới. Vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là đảm bảo thị trường bất động sản đang mở rộng có giá cả phải chăng cũng như được quy hoạch và thiết kế phù hợp. Khả năng chi trả sẽ là một trong những yếu tố chính để đảm bảo người dân có thể hưởng lợi từ thị trường bất động sản ngày càng mở rộng, nghĩa là tiền lương sẽ cần phải tăng theo lạm phát cho thuê trong những năm tới.
Chuyên gia đều có chung nhận định rằng, với những nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, tạo mọi điều kiện đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư, dù không tránh được ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là “đất lành” thu hút vốn FDI chất lượng cao sau đại dịch.
Mai Anh
Tin khác
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024