06:34 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Người Việt ngày càng “yêu” hàng Việt

Quốc Cường | 19:47 04/07/2020

(THPL) - “76% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hàng Việt Nam” đây có thể là một đánh giá gây bất ngờ với nhiều người. Tuy nhiên, đó là một thông tin có độ chính xác cao của Nielsen Holdings N.V - công ty hàng đầu toàn cầu về thông tin, đo lường, tìm hiểu khách hàng và các hành vi của người tiêu dùng.

Trên thực tế, điều đó cũng được nhiều chuyên gia logistics khẳng định, vì nó nằm trong kết luận theo một nghiên cứu mới nhất về "các viễn cảnh cuộc sống hậu Covid-19" của Nielsen. Theo đó,  17% số khách hàng Việt Nam trong cuộc khảo sát cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa,  59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa. Lý do chính khiến người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên hàng Việt Nam vì họ biết rõ nguồn gốc, cùng với đó là mong muốn góp phần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.

76% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hàng Việt Nam

Bản nghiên cứu cũng cho thấy, “sức khỏe” trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam trong 4 quý liên tiếp. Trong quý 1 năm 2020, gần một nửa người tiêu dùng Việt  xếp hạng sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu, do đó họ luôn tìm đến những sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất.

Có thể cơ bản kết luận rằng, tất cả những kết quả khảo sát thực tế nêu trên sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương, được củng cố thêm bởi thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt, phù hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng và đảm bảo sự có mặt liên tục của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

Đại dịch Covid-19 đã tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới, từ việc khách hàng chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này, và sản phẩm có nguồn gốc tại địa phương luôn có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc.

Cũng theo Theo bản nghiên cứu của Nielsen, thị trường bán lẻ đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong dịch COVID- 19, nhưng sức mua sẽ sớm phục hồi. Điều này được Nielsen lý giải là do thói quen của người tiêu dùng thay đổi, chuyển sang tiêu dùng tại nhà thay vì ăn uống ở ngoài như trước đây. Riêng kênh bán lẻ hiện đại ( sự dụng công cụ internet, trao đổi, mua sắm hàng hóa trực tuyến) chứng kiến xu hướng ngược lại với sự tăng trưởng kéo dài liên tục từ đầu năm tới 23% trong giai đoạn này. Thực tế thì dịch COVID- 19 có thể khiến người tiêu dùng phải trì hoãn những chuyến du lịch hay những vé xem phim, nhưng họ vẫn tiếp tục cần những sản phẩm lương thực, thực phẩm, thức uống, hay đồ tiêu dùng cơ bản như  giấy vệ sinh…

Doanh số bán lẻ thường bị sụt giảm mạnh trong khoảng thời gian nhiều biến động của các cuộc khủng hoảng dịch bệnh, nhưng ngay sau đó thị trường có xu hướng quay trở lại vận hành như trạng thái bình thường,  thậm chí có thể còn tăng trưởng tốt hơn.

Tại Việt Nam, chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong quý 1 năm 2020 vẫn duy trì ở mức top 4 trên thế giới. Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn tăng ổn định,  quý cuối 2019 chỉ số đó là 125 điểm, hiện tại đã tăng lên 126 điểm theo khảo sát mới nhất, đây cũng là một yếu tố kỳ vọng cho sự phục hồi nhanh chóng của sức mua.   

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu