Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột leo thang ở Ukraine, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Giá dầu thế giới biến động mạnh trong tuần giao dịch đầu năm 2024
» Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu tăng đến 1.813 đồng/lít từ 15h chiều nay
» Xăng RON95 tăng hơn 400 đồng/lít, giá dầu giảm từ 15h chiều nay
Lúc 5h ngày 23/11/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64% (tương đương tăng 1,15 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23% (tương đương tăng 0,91 USD/thùng). Giá dầu tăng khoảng 1% vào thứ sáu (22/11), đạt mức cao nhất trong hai tuần. Cả hai loại dầu thô chuẩn đều tăng khoảng 6% trong tuần.
Nhìn lại diễn biến của giá dầu trong tuần, “vàng đen” đã bắt đầu phục hồi từ ngày 18/11, khi căng thẳng Nga - Ukraine gia tăng. Hôm 19/11, Nga cho biết Ukraine đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ nước này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mô tả cuộc tấn công là sự leo thang của phương Tây. Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới. Trong số các điều kiện để sử dụng vũ khí hạt nhân có việc phóng tên lửa đạn đạo ồ ạt nhằm vào Nga. Tình hình căng thẳng giữa hai bên đe dọa mở rộng thành xung đột toàn cầu, có khả năng gây ảnh hưởng tới nguồn cung dầu.
Nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank nhận định, sự leo thang xung đột Nga-Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng địa chính trị vượt quá mức độ đã thấy trong cuộc xung đột kéo dài 1 năm qua ở Trung Đông. Nhà phân tích John Evans của PVM nhận xét thêm, điều mà thị trường lo ngại là sự phá hủy ngẫu nhiên ở bất kỳ đâu, liên quan tới dầu mỏ, khí đốt và lọc dầu. Chúng không chỉ gây ra thiệt hại lâu dài mà còn đẩy nhanh vòng xoáy xung đột.
Bên cạnh đó, gián đoạn hoạt động sản xuất tại mỏ dầu Johan Sverdrup của Na Uy (trong ngày 18/11) cũng là một tác nhân đẩy giá dầu tăng mạnh hôm đầu tuần. Trong hai ngày tiếp theo, giá dầu có dấu hiệu chững lại bởi sự giằng co giữa các yếu tố hỗ trợ, như căng thẳng địa chính trị toàn cầu và dấu hiệu Trung Quốc và Ấn Độ tăng nhập khẩu dầu thô, đi kèm với thông tin nguồn dự trữ dầu thô của Mỹ tăng. Tuy nhiên, bước sang hai phiên sau đó, giá dầu đã phục hồi trở lại, mặc dù mức tăng không lớn.
Gây áp lực lên giá dầu phiên 22/11 là hoạt động kinh doanh của Khu vực đồng euro (Eurozone) trong tháng 11/2024 đã chuyển biến xấu một cách đáng ngạc nhiên, khi ngành dịch vụ chiếm ưu thế của khối bị thu hẹp và sản xuất tiếp tục suy giảm.
Ngược lại, S&P Global cho biết Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Mỹ, theo dõi các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, với lĩnh vực dịch vụ đóng góp phần lớn vào mức tăng này.
Phiên 22/11, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm so với rổ các tiền tệ quốc tế. Sự tăng giá của đồng USD khiến dầu mỏ trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nước ngoài, do đó có thể làm giảm nhu cầu về dầu.Tính theo tuần, cả hai loại dầu trên đều tăng khoảng 6%, đạt mức chốt phiên cao nhất kể từ ngày 7/11/2024.Các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent sẽ duy trì quanh ngưỡng 70-85 USD/thùng trong những tháng tới.
Theo ghi nhận thị trường trong nước, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 23/11/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 14/11 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương.Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 109 đồng/lít, xuống còn 19.343 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít, xuống còn 20.528 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S: Giảm 64 đồng/lít, xuống còn 18.509 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 67 đồng/lít, xuống còn 18.921đồng/lít. Riêng giá dầu mazut 180CST 3.5S tăng 5 đồng/kg, ở mức 16.014 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu madút. Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 46 phiên điều chỉnh, trong đó có 23 phiên giảm, 18 phiên tăng và 6 phiên trái chiều.
Lâm Tới
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
(TH&PL) – Ngày 22/11, tin từ công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa khởi tố, bắt tạm giam 17 bị can liên quan đến hành vi “cho vay...23/11/2024 15:25:19
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt