Độc đáo nghề đan mâm của người Hà Nhì giữa nhịp sống hiện đại
(THPL) - Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc nên thơ, Y Tý còn mang đậm dấu ấn văn hoá vô cùng độc đáo của người Hà Nhì với nghề đan mâm. Chiếc mâm chính là biểu tượng cho sự viên mãn, sum vầy, dùng trong các nghi lễ cúng tế truyền thống.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Về làng nghề truyền thống Thượng Đình, thưởng thức bánh giầy Quán Gánh
» Hà Nội: Rà soát 29 làng nghề, làng nghề truyền thống đang bị mai một
Y Tý - một xã vùng cao biên giới cách trung tâm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 68km về phía Tây Bắc. Nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển nên quanh năm mây mù bao phủ, rất hiếm khi thấy được ánh nắng mặt trời chiếu rọi cả ngày.
Bởi vậy, người ta vẫn ví von nơi đây chính là vùng đất mù sương. Vượt qua những cung đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu dựa vào sườn núi là những thửa ruộng bậc thang, các bản làng thấp thoáng trong mây của vùng cao Y Tý. Tất cả hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng lại rất đỗi yên bình.
Nghệ nhân Ly Hờ Sy (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) chia sẻ: “Chiếc mâm là vật dụng truyền thống của người Hà Nhì. Chiếc mâm được sử dụng để bày cơm hàng ngày cũng như bày cỗ cúng tổ tiên. Trước đây, trong làng có rất nhiều người biết đan mâm nhưng giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay thôi”.
Để làm ra những chiếc mâm bền và đẹp, người “nghệ nhân” phải tìm chọn những cây mai, cây trúc già chắc nhất trong rừng. Nếu sử dụng cây non thì khi pha, chẻ, vót nguyên liệu sẽ bị co, héo và không có độ cứng chắc.
Theo anh Sờ Giờ Vù, để lấy được nguyên liệu đạt yêu cầu thì người Hà Nhì phải mất rất nhiều công sức, đi lại rất khó khăn và vất vả. Cũng có lúc không lấy được nguyên liệu thì phải nhập ở nơi khác về do mây mai chưa đủ già.
Hầu hết, các cao niên trong bản cũng chẳng nhớ rõ nghề đan mâm có từ bao giờ. Họ đều được truyền tai nhau rằng, từ khi sinh ra đã thấy người Hà Nhì biết đan lát các vật dụng trong gia đình và truyền lại cho nhau từ đời này nối tiếp đời sau.
Một chiếc mâm của người Hà Nhì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Những đôi bàn tay chai sạn vì nương rẫy nhưng đầy tài hoa đã làm nên những chiếc mâm đầy ý nghĩa. Từng chiếc nan được ép vào với nhau tạo thành chiếc khung chân mâm bởi các sợi mây rất dẻo dai.
Kỹ thuật đan của người Hà Nhì cũng vô cùng đa dạng: ô vuông, ngang, dọc, đan bắt chéo…Ở phần viền mâm, trong quá trình đan đôi tay phải thường xuyên thắt thật chặt các nút đan. Nhờ đó, các nan trở nên kín kẽ tạo độ chắc chắn cho sản phẩm.
“Mỗi chiếc mâm sẽ được đan rời các bộ phận. Đầu tiên là dựng khung, đan chân đế và vành mâm, cuối cùng là mặt mâm. Khi các bộ phận đã được đan xong sẽ ghép lại bằng một sợi mây hoàn thiện sản phẩm”, anh Sờ Giờ Vù cho hay.
Nan dùng đan mặt mâm được chẻ từ ống già, dóng thẳng rồi bào cho thật nhẵn. Sau khi có nan, người “nghệ nhân” bắt đầu đan bàn mâm với ba lớp dày, chắc chắn, tiếp đó sẽ dùng dây mây thật dẻo để làm viền mâm. Công đoạn này đòi hỏi người đan phải thật khéo léo, nếu không cẩn thận sẽ không thể ghép kín bàn mâm với chân mâm được.
Mâm mây khi đan xong phải gác trên bếp hong khói cho màu, bồ hóng như một lớp sơn khiến chiếc mâm bền đẹp không bị mối mọt rồi mới đưa vào sử dụng. Mỗi một chiếc mâm khi ra lò là một tác phẩm nghệ thuật bởi từng hoạ tiết, hoa văn đẹp mắt được tạo dựng bằng kỹ thuật đan tay vô cùng tinh xảo.
Trong vài năm trở lại đây, ở Y Tý cũng đã xuất hiện nhiều lớp dạy nghề đan lát nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc. Các tiết học thực hành cũng được lồng ghép vào chương trình học hoạt động ở bậc Trung học cơ sở tại Y Tý.
Nhịp sống hiện đại đã đem lại nhiều thuận lợi và văn minh cho đồng bào Hà Nhi ở Y Tý nói riêng và các dân tộc nói chung. Điều này cũng khiến cho văn hoá, phong tục của bà con phai nhạt đi ít nhiều. Bằng niềm tự hào của dân tộc Hà Nhì, những “nghệ nhân” già vẫn cần mẫn, miệt mài truyền lại lửa nghề của tổ tiên, cội nguồn tinh hoa truyền thống nghề đan lát.
Huyện Bát Xát, Lào Cai hiện có 4.661 người Hà Nhì sinh sống, chiếm 99,2% tổng số người Hà Nhì của tỉnh. Riêng địa bàn xã Y Tý có 2.491 người, chiếm gần 51,1% tổng số dân toàn xã và 50% tổng số người Hà Nhì toàn tỉnh. |
Quốc An (Bài, ảnh)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Địa chỉ mua Đệm lò xo Dunlopillo chính hãng tại Đệm Xanh
- pilates với tường