Về làng nghề truyền thống Thượng Đình, thưởng thức bánh giầy Quán Gánh
(THPL) - Thôn Thượng Đình (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến với nghề truyền thống là nghề sản xuất bánh giầy với thương hiệu nổi tiếng "bánh giầy Quán Gánh".
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Làng nghề bánh đa Thổ Hà - Ngôi làng mang dấu ấn Kinh Bắc xưa
» Làng nghề mây tre đan Ninh Sở vươn mình ra “biển lớn”
Tách biệt với ồn ào nơi phố thị, người dân làng Thượng Đình vẫn chiều chiều đãi đỗ, đãi gạo để chuẩn bị cho mẻ bánh giầy sớm mai. Là con dâu trong gia đình có truyền thống làm bánh giầy Quán Gánh, chị Nguyễn Thị Út nay đã nằm lòng các công đoạn để cho ra mẻ bánh giầy dẻo thơm, mà bấy lâu nay chiếc bánh trắng bé nhỏ ấy đã không chỉ được biết đến nội trong xóm, ngoài làng mà nó còn được mang đi khắp các nước trên thế giới, ở bất cứ đâu có người Việt Nam.
Chị chia sẻ: “Chiếc bánh giầy có ngon hay không, phần quyết định đầu tiên chính là ở khâu chọn nguyên liệu làm bánh, mà trước hết phải kể đến gạo và đỗ xanh. Gạo làm bánh phải là loại nếp cái hoa vàng, loại nếp dẻo và thơm với các hạt chắc mẩy, đều nhau. Còn đỗ là loại đỗ xanh tiêu nguyên vỏ, sau khi vo đãi cẩn thận, sẽ được ngâm khoảng 4 giờ đồng hồ rồi lại đãi một lần nữa để sạch bọt trắng, cứ như thế chiếc bánh mới không bị chua.
Cuối cùng gạo mới đem đồ thành xôi, xôi đồ vừa khéo, đủ độ để giã thành vỏ bánh mềm dẻo mà không dính tay. Nghe thì tưởng đơn giản nhưng công đoạn này đòi hỏi bàn tay người thợ phải thật thuần thục, thuần thục từ việc đun nước để gia giảm lửa sao cho hạt nếp sau khi đồ xong căng tròn, bóng mã mà lại không dính nhau”.
Theo chị Út, gạo phải ngâm 4 tiếng, đậu xanh cũng ngâm 4 tiếng, xong bắt đầu gạo thì cho vào đồ, đậu thì cho vào thổi, còn nhân bánh ngọt thì thổi xong bắt đầu cô đường: đường, dừa, vừng, sen, bánh mặn thì có đậu, thịt mỡ, hạt tiêu. Thịt mỡ thì phải là thịt ba chỉ thái hạt lựu, xào với hành khô, trộn vào làm nhân mặn.
Đỗ sau khi đồ xong sẽ được chia ra làm 2 phần: phần làm nhân bánh mặn, phần làm nhân bánh ngọt. Nhân mặn sẽ được trộn cùng với mỡ lợn xắt hạt lựu, xào với gia vị vừa miệng và hành khô cùng hạt tiêu.
Đối với loại bánh nhân mặn này thì với một chút dẻo dẻo của vỏ bánh, một chút bùi bùi của đỗ xanh, ngầy ngậy của mỡ phần xào kĩ ngấm gia vị, hòa quyện với mùi cay nồng của hạt tiêu.
Chắc hẳn, ngay cả đối với những ai không thích đồ nếp, không thích đồ mặn, hay thậm chí là không thích sự béo ngậy của miếng mỡ phần cũng tò mò muốn một lần nếm thử. Đối với nhân bánh ngọt cần phải có đường kính trắng, vừng cũng như dừa tươi, dừa khô và một chút hạt sen nghiền nhuyễn.
Vốn không thuộc tuýp người hảo ngọt, nhưng được cùng tham gia với gia đình chị Út trong các khâu làm bánh, ai cũng muốn nếm thử chiếc bánh nhân ngọt này bởi không chỉ có dừa tươi, những miếng dừa khô cũng được trộn cùng, tạo cảm giác giòn rụm cho chiếc bánh vốn mềm dẻo. Thêm vào đó, hương dầu chuối phảng phất khiến phần nhân bánh càng trở nên hấp dẫn hơn.
Làm bánh giầy cầu kỳ nhất ở khâu giã bánh, xôi có ngon hay không ở khâu chọn và đồ gạo, nhưng bánh có ngon hay không lại ở bàn tay và sự tỉ mỉ của người làm bánh khi giã xôi.
Ngày trước, khi làng Thượng Đình này chưa được nhiều người biết đến thì nhà nào cũng làm bánh giầy mang đi bán. Đến khi bánh giầy Quán Gánh đã có chỗ đứng trong lòng thực khách, thì các hộ sản xuất nhận làm theo đơn hàng từ các tỉnh thành lân cận. Nhưng cho đến nay, đếm qua cũng chỉ còn 20 hộ gia đình còn bám trụ với nghề.
Cụ Phạm Thị Loan, năm nay cũng đã 84 tuổi cho biết đôi nét về nghề làm bánh giầy truyền thống của gia đình: “Cái bánh giầy này làm thì gạo thì phải là gạo tốt, gạo nếp quýt, gạo nếp cái hoa vàng, phải đặc chứ không được lẫn tẻ, nếu lẫn tẻ thì phải nhặt; đậu thì phải làm đậu xanh, đậu hạt tiêu.
Nguyên tắc của cái bánh giầy là phải chọn lọc như thế, gạo, đậu; gạo thì phải là gạo nếp quýt không được lẫn tẻ, phải chọn gạo, bánh giầy chúng tôi phải chọn gạo. Thế còn đậu thì toàn làm đậu xanh, đậu hạt tiêu chứ không làm đậu gì khác. Thế còn nhân mỡ, hạt tiêu, thế thì nhân ngọt cũng làm đậu với lại đường cô lên như là chè kho của mình, đấy là làm nhân bánh ngọt”.
Về làm dâu trong gia đình có truyền thống làm bánh giầy lâu đời, cụ Loan gắn bó với nghề đã hơn 60 năm nay, tuy nhiên khi biết không còn đủ sức bám trụ với nghề, cụ đã truyền lại cho những người con dâu và các cháu của cụ.
Theo cụ Loan, làm bánh giầy không khó, nhưng đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ của người làm bánh, trước đây vất vả với việc giã xôi, giã gạo nhưng vẫn phải giã, giã đến khi nào các hạt gạo nhuyễn ra, có như thế tấm bánh cầm mới mát tay, khi ăn mới mềm mịn và có như thế thực khách mới nhớ, mới mua. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là cho đến ngày nay, tấm bánh giầy Quán Gánh mới được gần xa biết đến.
Cụ Loan cho biết: “Ngày xưa nó vất vả vì phải giã tay, như một mẻ bánh ngày xưa phải giã bằng cái chày đứng, nó phải cao hơn đầu người, phải 6 người giã, phải giã 3 tua mới được mẻ bánh mà chưa chắc đã nhỏ được như bây giờ. Thế mà gạo bây giờ, gạo đi đong là người ta xát trắng thế này cho mình rồi, về mình chỉ việc làm; ngày xưa đi đong thì làm gì có máy, gạo giã về mình lại còn phải giã lại nữa, giã lại xong lại giần, sàng cho nó sạch cái vỏ gạo đi, chứ nếu mà không đãi sạch cái vỏ gạo thì đến lúc cái bánh nó cứ lấm tấm như muối vừng. Bây giờ sướng hơn, nhàn hơn ngày xưa”.
Chiếc bánh làm xong để khô rồi xoa thêm mỡ nước, nặn lại cho đẹp rồi đem gói. Theo những người làm bánh có kinh nghiệm, bánh giầy gói lá rong xanh sẽ đẹp hơn gói bằng lá chuối, bởi vì chiếc bánh sau khi được mở ra sẽ có màu xanh non trông rất bắt mắt. Nếu như thiếu nhân, người thợ làm bánh có thể cho ra chiếc bánh giầy chay, không nhân để thực khách có thể kẹp giò hay chả, tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Bánh dày Quán Gánh từ xưa đến nay luôn được khách vãng lai dừng chân thưởng thức và mua về làm quà biếu ông bà, cha mẹ và đón tay cho trẻ hoặc thắp hương tổ tiên ngày tuần rằm.
“Dù ai chồng rẫy, vợ chê
Bánh giầy Quán Gánh lại về với nhau
Ăn trước thì bảo người sau
Già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng”.
Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ nói lên thứ đặc sản từ thời vua Hùng dựng nước đến ngày hôm nay, bánh giầy Quán Gánh có thể được coi là món ăn đồng quê chất phác. Tổng hòa trời đất, thấm đẫm tình người, tỏ lòng tôn kính tổ tiên, tôn trọng thực khách.
Cứ mỗi độ xuân về, bánh giầy lại trở thành sản vật thiêng liêng không thể thiếu trên những mâm cúng dâng lên đền Hùng. Ngày nay, bánh giầy Quán Gánh không chỉ xuất hiện trong mỗi dịp lễ hội, thứ bánh mộc mạc giản dị này còn làm vừa lòng biết bao người khách tha hương, dù chỉ tình cờ dừng chân hay một lần nếm thử.
Minh Anh - Quốc An
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- đệm bông ép kim cương
- bàn ghế cafe sân vườn
- Giá tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá
- Địa chỉ bán đất sét làm gốm uy tín