Làng xôi Phú Thượng trắng đêm “đỏ lửa”, rộn ràng hương vị Tết
(THPL) - Từ nghề của làng, đến nay, làng xôi Phú Thượng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) được công nhận là làng nghề truyền thống nức tiếng Hà Thành với thức quà thanh tao, dân dã cuốn hút, khiến ai một lần từng thử đều nhớ mãi.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
“Ta hân hoan chào mừng
Hát mừng quê hương ta đang mở hội
Quê hương ta Phú Gia
Có nghề nấu xôi ông cha dạy truyền
Từ bao năm, cháu con nối nghiệp dựng xây”
Lời ca tiếng hát vang vọng cả làng Gạ (tức làng xôi Phú Thượng) như lời chào với những vị khách phương xa lần đầu đặt chân tới ngôi làng được ưu ái có dòng sông Hồng êm đềm chảy qua. Về làng Gạ, ai ai cũng nhắc nhau rằng:
“Làng Gạ có gốc cây đề
Có sông tắm mát, có nghề thổi xôi”
Theo đó, phường Phú Thượng là vùng đất vốn được hợp thành từ ba ngôi làng cổ là làng Bạc (Thượng Thụy), làng Gạ (Phú Gia) và làng Xù (Phú Xá). Làng Gạ nhờ được ưu ái dòng sông Hồng nên đất đai phì nhiêu, màu mỡ đã tạo nên giống nếp cái hoa vàng, nếp nhung mà khó ở vùng nào sánh được.
Ngày nào cũng vậy, độ khoảng 16 giờ cho đến tờ mờ sáng hôm sau, cả làng Gạ đều nhộn nhịp, tất bật chuẩn bị những thúng xôi đủ màu sắc để bán vào hôm sau. Hàng trăm “cột khói” nghi ngút len lỏi toả lên các mái nhà của các hộ gia đình, mang theo đó là hương thơm dịu nhẹ của nếp mới làm nức mũi, kích thích vị giác một cách hấp dẫn, siêu lòng vị khách phương xa.
Gần 40 năm nấu xôi là từng ấy năm bà Mai Thị Thanh được “ăn ngủ cùng xôi”, chỉ cần nghỉ 1 ngày là bà buồn lắm nên dù nắng, dù mưa, bà vẫn “đỏ lửa” ngày đêm đồ ra những thúng xôi dẻo thơm. Bà Thanh cho biết: Xôi làng Gạ luôn được thực khách yêu quý bởi bí quyết làm nghề cũng như nguyên liệu đầu vào. Gạo nếp cái hoa vàng hay gạo nếp nhung khi đãi qua dòng nước sông Hồng đã ngọt lại thêm ngọt, có mùi thơm đặc trưng.
Khi đồ xôi hạt nếp dẻo thơm nhưng vẫn căng bóng, không bị dập nát, dù để cả ngày thì màu sắc, chất lượng của xôi vẫn vậy. Ngoài ra, các nguyên liệu tạo màu 100% đều từ tự nhiên như: màu đỏ của gấc, màu xanh của lá nếp, màu tím của lá cẩm, màu vàng của nghệ…hoàn toàn đảm bảo sức khỏe.
Theo bà Thanh, xôi Phú Thượng đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe từ nguyên liệu đầu vào đến cách đồ xôi…Ở điều kiện cần thì phải là nếp cái hoa vàng được thu hoạch vào tháng Mười (âm lịch) hoặc nếp Nhung.
Sau đó, người làm nghề cần tuân thủ quy trình nấu xôi gồm 5 bước: Đãi sạch gạo, ngâm nước sạch trong 12 giờ đồng hồ; vớt gạo ra, xóc muối để khô; đồ xôi lần 1; bới xôi để nguội; đồ xôi lần 2. Mỗi lần đồ xôi trong khoảng 1 giờ đồng hồ với lửa to và đều. Cuối cùng, xôi được ủ trong buồm để không bị đổ mồ hôi...
Hàng ngày, bà Thanh sẽ bán 5 loại xôi chủ đạo là xôi ngô, xôi lạc, xôi tím, xôi lá nếp cẩm, xôi xéo. Vào những ngày Rằm, mùng 1 hay Tết sẽ có thêm chè con ong, xôi gấc được đắp đậu xanh hình bông hoa…Giá cả dao động từ 15.000 - 150.000 đồng, trung bình một đĩa xôi ngũ sắc có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/đĩa.
Nhắc về làng xôi Phú Thượng, bà Nguyễn Thị Loan, Phó Chủ tịch Hội Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng tự hào lắm. Tự hào vì Làng nghề nấu xôi Phú Thượng đã được thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2016, đến năm 2018 thì “Hội làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng” được ra đời. Đến năm 2019, nhãn hiệu Xôi Phú Thượng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hiện nay, toàn phường Phú Thượng có khoảng 600 hộ nấu xôi, phụ nữ chiếm 95% và nhiều gia đình 5-6 thế hệ nối nghiệp nhau. Trung bình 1 ngày, làng xôi Phú Thượng sẽ sử dụng hết khoảng 10 tấn gạo, vào các ngày mùng 1, hôm Rằm, Lễ Tết sẽ tăng gấp 2-3 lần, đem lại thu nhập ổn định cho người dân làng nghề. Xôi Phú Thượng cũng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của TP Hà Nội.
Phú Thượng hôm nay đã đổi mới, làng xôi cũng được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đã trở thành động lực to lớn, giúp cho những người con làng Gạ quyết tâm, đồng lòng gìn giữ nghề truyền thống mà cha ông để lại. Xin mượn mấy vần thơ của người dân làng Gạ thay cho lời kết:
“Mời ai hãy đến, hãy đến Phú Thượng quê tôi
Chốn đây, bến sông, cây gạo
Nhân dân Phú Thượng vinh dự đón Bác 3 lần
Ta nhớ suốt đời không quên, ta mãi khắc ghi trong
Mai Anh
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt