Kon Tum: Cần làm rõ việc bồi thường đất có vị trí "đắc địa" cho một cá nhân?
(THPL)- Sau khi UBND TP.Kon Tum thu hồi 553,9m2 đất nông nghiệp của cá nhân bà Dương Thị Minh Tân. Thật lạ, mặc dù bà Tân không trực tiếp canh tác nông nghiệp và không đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng người này vẫn được bồi thường một lô đất trên đất và có vị trí vô cùng “đắc địa” khi tiếp giáp với 2 mặt đường.
Tin liên quan
Phường Khương Trung (quận Thanh Xuân): Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Vụ đối tượng tấn công một phụ nữ đơn thân ở Bắc Giang: Cần làm rõ nguyên nhân
Những uẩn khúc phía sau hợp đồng ký kết giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty An Nhiên
Thanh Hóa: Cần sớm xử lý dứt điểm công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Xã Vân Côn - Huyện Hoài Đức: Buông lỏng quản lý để hàng loạt nhà xưởng vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp
» Kon Tum: Cần làm rõ việc đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường bị tố “vòi vĩnh” người dân
» Dự án “kép” tại huyện Đăk Glei (Kon Tum): Người dân nói gì?
» Kon Tum: Con đường “đau khổ” mang tên…DH.85
Cần làm rõ những bức xúc của người dân?
Theo tìm hiểu của phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ngày 10/3/2020, UBND TP.Kon Tum ký quyết định số 496 về việc thu hồi đất của một số hộ dân tại phường Duy Tân (TP.Kon Tum) để thực hiện công trình đường vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Kon Tum.
Trong số các hộ có đất bị thu hồi, cá nhân bà Dương Thị Minh Tân (hộ khẩu tại số 83 đường Dương Đình Nghệ, Phường 8, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh) cũng bị thu hồi với diện tích 553,9m2 đất nông nghiệp tại thửa đất số 94, tờ bản đồ số 4 thuộc hẻm Phan Đình Phùng, phường Duy Tân TP. Kon Tum. Nếu áp theo giá đất tại Quyết định số 30, ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Kon Tum thì bà Dương Thị Minh Tân sẽ được bồi thường hơn 13 triệu đồng.
Thật lạ, trong các hộ bị thu hồi đất thì tất cả chỉ được bồi thường bằng tiền. Duy nhất, cá nhân bà Dương Thị Minh Tân lại được UBND TP.Kon Tum bồi thường một lô đất trên đất với diện tích 499m2 và được cấp GCNQSD đất tại thửa đất số 158, tờ bản đồ số 4. Đặc biệt, lô đất này tiếp giáp với 2 mặt đường là đường Phan Văn Bảy và hẻm đường Phan Đình Phùng. Điều đáng nói, vị trí đất bồi thường cho bà Dương Thị Minh Tân trước đây do một hộ gia đình hiến đất để làm mương thủy lợi (đất của ông Đinh Quang Sang- PV).

Theo tài liệu mà chúng tôi có được, đất thu hồi của bà Dương Thị Minh Tân được cấp GCNQSD cho cá nhân bà Tân năm 2015 với mục đích là đất nông nghiệp. Được biết, bà Dương Thị Minh Tân không canh tác và cư trú tại phường Duy Tân. Trên thực tế, bà Dương Thị Minh Tân cư trú tại số 83 đường Dương Đình Nghệ, Phường 8, Quận 11, TP.Hồ Chí Minh từ trước năm 2015 cho đến nay.
Bà P.T.T (một hộ dân liền kề đất của bà Dương Thị Minh Tân), cho biết: “Tôi có sử dụng 02 mảnh đất cạnh đất của bà Dương Thị Minh Tân. Từ trước đến nay, tôi chưa thấy bà Tân canh tác trên mảnh đất của bà ấy. Thực tế, đây là đất bỏ hoang”.
Tham chiếu với Luật đất đai năm 2013 quy định, khi bồi thường bằng đất nông nghiệp cho cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp, cơ quan chức năng (cụ thể là UBND phường Duy Tân và Ban bồi thường GPMB TP.Kon Tum) phải thực hiện thủ tục xác nhận bà Dương Thị Minh Tân có thuộc trường hợp trực tiếp sản xuất nông nghiệp để được bồi thường bằng đất nông nghiệp hay không?
Căn cứ Điểm c, d, Khoản 1, Điều 3 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định: “Đối với trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 3, khi có Biên bản điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú”.
Cũng tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3, quy định: “Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì cơ quan chức năng có trách nhiệm quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 có văn bản gửi UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và UBND cấp xã nơi có đất đề nghị xác nhận theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trên thực tế, cá nhân bà Dương Thị Minh Tân đăng ký hộ khẩu thường trú và sinh sống từ trước năm 2015 cho đến nay tại số 83 đường Dương Đình Nghệ, phường 8, quận 11 (TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, không hiểu vì sao Ban bồi thường GPMB TP.Kon Tum vẫn bồi thường đất cho cá nhân bà Dương Thị Minh Tân?
Đất bồi thường có vị trí vô cùng “đắc địa”
Có mặt tại khu đất này, theo quan sát của phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, lô đất mà UBND TP.Kon Tum bồi thường cho bà Dương Thị Minh Tân có vị trí vô cùng “đắc địa”. Lô đất được bồi thường cho bà Dương Thị Minh Tân có tổng diện tích là 499m2. Một mặt tiếp giáp với mặt đường Phan Văn Bảy (đường Phan Văn Bảy rộng 11,5m) có chiều dài khoảng 26,7m. Một mặt tiếp giáp với hẻm Phan Đình Phùng có chiều dài khoảng hơn 23m.

Sau khi đối chiếu vị trí đất bồi thường cho cá nhân bà Dương Thị Minh Tân so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của TP.Kon Tum (Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 12/5/2021 của UBND tỉnh Kon Tum) thì vị trí này được quy hoạch làm đất ở đô thị. Việc này sẽ tạo lợi thế để cá nhân này chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở.
Theo phương án bồi thường, hỗ trợ của Ban bồi thường GPMB TP.Kon Tum thì nếu áp theo đơn giá đất tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Kon Tum thì cá nhân bà Dương Thị Minh Tân chỉ được bồi thường hơn 13 triệu đồng cho diện tích 553,9m2 đất nông nghiệp (25.000 đồng/m2).
Còn việc bồi thường bằng đất, với đất quy hoạch được chuyển đổi sang đất thổ cư thì cá nhân này sẽ được hưởng lợi theo đơn giá Nhà nước là gần 700 triệu đồng (khoảng 1.350.000 đồng/m2). Đặc biệt, theo khảo sát của chúng tôi, nếu sau khi khu đất được chuyển đổi thành đất ở thì giá thị trường sẽ giao động khoảng 7,5 tỷ đồng (50m ngang x 150.000.000 đồng/m).
Việc bồi thường bằng đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân bà Dương Thị Minh Tân có vị trí vô cùng “đắc địa”. Điều này đã khiến các hộ dân có đất thu hồi vô cùng bức xúc.
Để làm rõ vấn đề, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã liên hệ và đặt lịch làm việc với UBND phường Duy Tân và UBND TP.Kon Tum. Tuy nhiên, đến nay phóng viên vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính quyền địa phương.
Tòa soạn Thương hiệu và Pháp luật đề nghị Thanh tra tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum vào cuộc thanh tra việc bồi thường đất cho một cá nhân có vị trí vô cùng "đắc địa".
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!
HÀN HƯNG
Tin khác
Kỉ niệm 10 năm thành lập Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam - Phát huy tâm đức và tài năng của nghệ nhân, doanh nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023
Tết Trung thu ở Hội An trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Gửi hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” là Di sản thế giới
Trao chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ cho dự án Nhà máy hoá dầu Stavian Quảng Yên
Hà Giang: Bệnh viện y dược cổ truyền kết hợp chặt chẽ những tinh hoa y học dân tộc với hiện đại
Sản lượng ô tô tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm
(THPL) - Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tháng 9/2023, sản lượng ô tô lắp ráp trong nước cao hơn 16% so với tháng trước, trong khi...30/09/2023 12:01:19Tiền vẫn không ngừng được gửi vào hệ thống ngân hàng, dù lãi suất giảm sâu
(THPL) - Bất động sản trầm lắng, chứng khoán bấp bênh, trong khi lãi suất huy động liên tục giảm sâu nhưng lượng tiền gửi vào hệ thống...30/09/2023 08:49:54Giá vàng và ngoại tệ ngày 30/9: Vàng thế giới giảm, trong nước tăng nhẹ
(THPL) - Giá vàng thế giới hôm nay 30/9, giao ngay ở mức 1.848,4 USD/ounce. Trong nước, giá vàng gần ngưỡng 69 triệu đồng/lượng.30/09/2023 08:46:54Dự báo thời tiết ngày và đêm 30/9: Ba miền bớt mưa, ngày hửng nắng
(THPL) - Dự báo thời tiết miền Bắc hôm nay mát mẻ đầu giờ sáng, trưa chiều hửng nắng, chiều tối và đêm có mưa vài nơi. Tây Nguyên và Nam...30/09/2023 08:33:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinamilk đưa sữa chua "Made in Vietnam" vào thị trường Trung Quốc
(THPL) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc. - Bảo hiểm Quân đội tặng miễn phí bảo hiểm “bảo vệ ngôi nhà Việt”...
- Chỉ từ 1,5 tỷ sở hữu căn hộ 3PN tại khu Tây Hà Nội, chất lượng cuộc...
- Thương hiệu Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản phẩm Vàng vì sức...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Thông tấn Hàn Quốc ca ngợi Phú Quốc là Maldives của Việt Nam
(THPL) - Thông tấn xã Yonhap nhận định, so với Đà Nẵng hay Hạ Long là những điểm đến nổi tiếng với khách Hàn Quốc, Phú Quốc vẫn còn là thiên đường nghỉ dưỡng ít người biết và được ví như “Maldives của Việt Nam”. - Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh...
- Masan 10 năm được vinh danh Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất...