Khai thác vonfram tại Tuyên Quang: Kế hoạch bất thường của Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội
(THPL) - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, Bộ TN&MT đã cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, tỉnh Tuyên Quang đã tối ưu hóa các điều kiện, thế nhưng đến nay đã hơn 10 năm, Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội (đ/c: Ngõ 49 Vân Đồn, P. Bạch Đằng, Q.Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục đầu tư, xây dựng nhà máy, khai thác vonfram.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Thanh Hóa: Yêu cầu rà soát hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác 10 mỏ khoáng sản vừa trúng đấu giá
» Phú Thọ: Xử phạt Công ty Hùng Mạnh 125 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản
» Vì sao camera giám sát các mỏ khoáng sản ở TP Thanh Hóa đồng loạt mất tín hiệu?
Vonfram là loại khoáng sản đặc biệt, phân bố nhiều nhất ở Trung Quốc, Úc, Bolivia, Bồ Đào Nha, Nga, Colombia và Việt Nam. Để khai thác vonfram cần phải đầu tư nhiều thiết bị hiện đại kèm các chuyên gia giỏi, lành nghề. Ở Việt Nam, hiện có Tập đoàn Masan đang khai thác vonfram tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Còn dự án “Đầu tư khai thác và tuyển quặng vonfram tại khu vực Thiện Kế - Hội Kế, xã Thiện Kế và Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” có diện tích thăm dò 60 ha, gồm 2 khu (khu I: 38 ha; khu II: 22 ha). Tổng diện tích dự án sử dụng cho quá trình chuẩn bị xây dựng cơ bản, khai thác và tuyển quặng là 37,84 ha. Sau hơn 10 năm, Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội vẫn chưa thể hoàn thiện thủ tục đầu tư. Đến giờ, dư luận cũng đặt ra hoài nghi về tính nghiêm túc, kế hoạch triển khai, khó khăn vướng mắc hay có động cơ, mục đích thế nào khiến dự án chưa thể đi vào hoạt động. Và, liệu rằng đến năm 2025, Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội có thể khai thác hay lại có một “kịch bản” khác.
Nhìn lại diễn biến của hơn 10 năm trước, từ đề xuất của Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội, ngày 18/9/2008 tỉnh Tuyên Quang đã có văn bản số 2303/UBND-TNMT gửi Bộ NN&PTNT để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng của Vườn quốc gia Tam Đảo sang mục đích khác để sử dụng thăm dò, khai thác, chế biến quặng vonfram, diện tích đề xuất là 122,6ha. Nhận được văn bản của tỉnh, ngày 10/11/2008, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hứa Đức Nghị đã ký văn bản số 3369/BNN-KL gửi Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý tại văn bản 2117/TTg-KTN ngày 02/12/2008. Tiếp sau đó, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các thủ tục, lấy ý kiến, thẩm định, kết quả là ngày 20/10/2010 tỉnh Tuyên Quang đã có văn bản số 2268/UBND –TNMT gửi Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, xin điều chỉnh diện tích thăm dò quặng xuống còn 60ha.
Về trình tự, thủ tục đầu tư, ban hành các văn bản, có giai đoạn đã được tỉnh Tuyên Quang thực hiện một cách nhanh chóng đến… bất ngờ. Như việc, ngày 10/11/2010 Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Đỗ Văn Chiến có văn bản số 2431/UBND-TNMT gửi Bộ NN&PTNT về việc cho phéo chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và đất lâm nghiệp thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo. Ngày 02/12/2010, Tổng cục Lâm nghiệp đã có phản hồi về việc hồ sơ đề nghị chuyển đổi, trong đó yêu cầu bổ sung các nội dung: dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; dự án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích khác.
Ngày 23/3/2011, UBND tỉnh có văn bản gửi Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội, Sở NN&PTNT, Vườn quốc gia Tam Đảo thực hiện các nội dung nêu trên của Tổng cục Lâm nghiệp. Đến ngày 09/5/2011, Vườn quốc gia Tam Đảo đã có văn bản phản hồi UBND tỉnh Tuyên Quang. Và, đúng 01 ngày sau, ngày 10/5/2011 Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Đỗ Văn Chiến đã có văn bản số 873/UBND gửi Bộ TN&MT về hiện trạng rừng và đề xuất xem xét, cấp phép thăm dò quặng khoáng sản cho dự án. Một tuần sau, ngày 16/5/2022 Sở NN&PTNT tiến hành họp, ngày 17/5/2011 Sở TN&MT cũng họp và có tờ trình số 107/TTr-TNMT gửi UBND tỉnh. Ngay trong ngày 17/5/2011 Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Đỗ Văn Chiến đã ký văn bản số 180/QĐ-UBND về việc chuyển đổi mục đích đất rừng đặc dụng để thực hiện thăm dò quặng vonfram. Tiếp sau đó vài tuần, ngày 07/6/2011 Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoảng sản của Bộ TN&MT họp. Ngày 22/6/2011, Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội đã hoàn thiện hồ sơ xin thăm dò khoáng sản. Ngày 30/6/2011, Cục trưởng Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam Nguyễn Văn Thuấn đã ký văn bản số 1269/GP-TNMT cho phép Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội thăm dò quặng vonfram, thời gian thăm dò là 24 tháng.
Gấp rút hoàn thiện hồ sơ rồi "bẵng" đi một thời gian. Từ năm 2012 đến nay có rất ít thông tin về hoạt động đầu tư dự án, chỉ biết rằng ngày 04/11/2014 UBND tỉnh có cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 15121000110 và ngày 13/9/2018 Bộ TN&MT có Quyết định số 2834/QĐ-BTNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án và ngày 30/9/2020 UBND tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định chủ trương đầu tư số 402/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Được chấp thuận song Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội lại không thực hiện các bước thủ tục đầu tư gắn với mốc thời gian theo quyết định chủ trương đầu tư (từ quý II/2020 đến quý II/2021 sẽ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, xin phép khai thác khoáng sản, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, thuê đất; từ quý III/2021 đến quý II/2020 hoàn thành các thủ tục và xây dựng cơ bản mỏ, lắp đặt thiết bị; từ quý III/2022 bắt đầu khai thác). Cho đến khoảng thời gian mới đây, Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội lại có văn bản đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư và tỉnh Tuyên Quang đã “chiều” theo đề xuất, ngày 16/10/2023 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Thế Giang đã ký Quyết định số 390/QĐ-UBND điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó xác định thời gian công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng cơ bản đến tận quý II/2024 và thời gian khai thác sẽ được tiến hành vào quý III/2025.
Liệu rằng đến năm 2025, Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội có thể tiến hành khai thác vonfram hay không? Theo quy định hiện hành, việc thực hiện thủ tục đầu tư một dự án sẽ không mất quá nhiều thời gian, ngoại trừ nhà đầu tư có kế hoạch kéo dài thời gian vì mục đích của riêng mình. Còn riêng Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội, nhà đầu tư này đã theo đuổi dự án ngót nghét 15 năm tính từ năm 2008, song cũng không vội vàng khai thác khi có kế hoạch vận hành chính thức vào tận năm 2025!?.
Ở một khía cạnh khác, đối chiếu nội dung, trình tự, thủ tục đầu tư dự án khai thác và tuyển quặng volfram này với Luật Khoáng sản, Luật Đầu tư qua các thời kỳ, có điểm nào phù hợp, chưa phù hợp, trách nhiệm của các bên ra sao sẽ được nêu cụ thể ở bài sau.
(còn nữa)
Công ty cổ phần Xây dựng khoáng sản du lịch Hà Nội đang hoàn tất thủ tục tham vấn ý kiến báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư khai thác và tuyển quặng Volfram tại khu vực Thiện Kế - Hội Kế, xã Thiện Kế và Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”. Đã có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về vấn đề môi trường, đời sống, kinh tế xã hội của người dân, của lãnh đạo chính quyền địa phương. Đặc biệt là ý kiến chuyên sâu của Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thủy và Tiến sĩ Trần Trung Tới (thuộc Khoa Mỏ, Đại học Mỏ - Địa Chất) về quy trình khai thác, thiết bị, môi trường của dự án. Tất cả các ý kiến, dự báo, lo ngại, kịch bản sự cố môi trường, các yếu tố tiêu cực gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội, người dân sẽ được nêu cụ thể ở bài sau. |
HUÊ MINH
Thanh Hóa: Yêu cầu rà soát hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác 10 mỏ khoáng sản vừa trúng đấu giá
Phú Thọ: Xử phạt Công ty Hùng Mạnh 125 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản
Vì sao camera giám sát các mỏ khoáng sản ở TP Thanh Hóa đồng loạt mất tín hiệu?
Bình Dương: TECO Miền Nam bị kiến nghị xử phạt vì khai thác khoáng sản không phép
Huyện Cẩm Khê (Phú Thọ): Công ty TNHH Hoàng Việt khai thác khoáng sản khi chưa đủ điều kiện
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt