10:41 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Gia Lâm - Hà Nội: Công khai biến đất nông nghiệp thành “bãi rác”

Ngọc Tân - Ngọc Minh | 08:20 05/01/2023

(THPL) - Tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng trên đất nông nghiệp diễn ra một cách tràn lan, làm ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân.

Theo thông tin phản ánh của người dân, phóng viên của Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật đã ghi nhận được những thửa ruộng sát đoạn đường gom, lối lên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, bị lấp đầy bởi rác thải xây dựng.

Những con đường chạy vào bãi tập kết rác thải xây dựng đều có bảo vệ trông coi, dựng rào thép lưới để hạn chế tầm nhìn, tránh sự giám sát của người dân và chính quyền địa phương. Các xe tải hai chân, ba chân và rất nhiều xe tự chế không biển số, không đảm bảo an toàn giao thông chở gạch, bê tông và vật liệu xây dựng sau khi phá dỡ từ khắp nơi chạy về đây, tạo nên một bãi tập kết rác thải xây dựng lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân nơi đây.

Diện tích lớn đất nông nghiệp bị biến dạng bởi rác thải xây dựng (Ảnh: Ngọc Tân)

Ông V. người dân xã Đa Tốn cho biết: “Khu đất này vốn là ruộng của dân, đất nông nghiệp chứ không phải đất công, không hiểu nguyên nhân do đâu bị người khác để ý, biến khu đất thành bãi rác thế này. Người dân không dám canh tác quanh khu vực này vì sợ bị đổ đè lên cây trái, hoa màu. Chúng nó cứ đi xe 2 chân 3 chân, xe tự chế, không biển số vào đổ, người dân nhìn thấy không giữ được, gọi công an xã ra thì chúng nó lại chạy mất. Chúng tôi phản ánh, bức xúc nhiều nhưng không thấy thông tin gì, nắng khô đã đành, nhiều hôm mưa rất khổ, nhiều lần xã phải nhờ xí nghiệp môi trường hỗ trợ đi gạt gọn vào cho 14 hộ giãn dân họ đi”.

Điều đáng nói, hoạt động đổ rác thải xây dựng tại đây diễn ra ngang nhiên giữa ban ngày, kéo dài trong một thời gian dài làm biến dạng hiện trạng đất nông nghiệp, mất khả năng canh tác, khó phục hồi. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương khi chưa cương quyết xử lí dứt điểm vi phạm. 

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 9, Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016, hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2 triệu - 5 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000 kg. Trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg: phạt tiền 5 triệu - 10 triệu đồng. Từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg: phạt tiền từ 10 triệu - 15 triệu đồng. Từ 100.000 kg trở lên: phạt tiền từ 200 triệu - 250 triệu đồng...

Ngọc Tân - Ngọc Minh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu