Xót xa mẹ già 89 tuổi chăm sóc con trai mắc bệnh ung thư gan
(THPL) - Không con, vợ mất vì bạo bệnh mất trí nhớ, bản thân lại mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, ông Nguyễn Văn Nhật ( sinh năm 1960 ) ở thôn Vài Mới, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đành nuốt nước mắt khi phải nương tựa vào người mẹ già 88 tuổi túng thiếu quanh năm.
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
Con dâu mất vì bạo bệnh, con trai mắc ung thư gan.
Người dân vùng chiêm trũng thôn Vài Mới, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội này ai nấy đều thở dài thương cảm khi nhắc đến gia cảnh bi đát của cụ bà Vũ Thị Nhậm (sinh năm 1930 ) khi tuổi đã cao mắc nhiều chứng bệnh tuổi già như khó thở, đau nhức xương khớp nhưng vẫn phải oằn lưng chăm sóc người con trai mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Trong căn nhà tồi tàn cuối đường, hai phận người chỉ biết nương tựa nhau qua những ngày dài khó nhọc. Thân hình gầy gò, tiếng nói yếu ớt đôi lúc bị ngắt quãng do thiếu hơi, cụ Nhậm rơm rớm nước mắt khi được hỏi về hoàn cảnh cơ cực của gia đình mình.
Lấy nhau chưa lâu thì cụ và cụ ông là cụ Nguyễn Văn Chất ( sinh năm 1922 ) có với nhau bốn người con. Ông bà tất tả làm thuê tối ngày kiếm gạo, rau cháo nuôi 6 miệng ăn. Tới tuổi lập gia đình, 3 người con trai thứ của 2 cụ đều đi lấy vợ xa, kinh tế khó khăn nên đi lập nghiệp làm ăn kinh tế tận trong tận miền Nam mấy năm mới về thăm quê một lần, chỉ người con trai cả là anh Nguyễn Văn Nhật ( sinh năm 1960 ) là lấy vợ ở quê để tiện chăm sóc bố mẹ già quanh năm ốm yếu.
Năm 1973, sau nhiều năm mắc căn bệnh xương khớp kéo dài, cụ ông Nguyễn Văn Chất mãi mãi ra đi để lại bao niềm tiếc thương, nhớ nhung và gánh nặng trên vai cơm áo gạo tiền và các con cho một mình cụ Nhậm cáng đáng.
Gánh nặng bệnh tật dường như vẫn chưa buông tha gia đình nghèo khó này, cuối năm 2010, cơ thể anh Nhật bỗng có những biểu hiện bất thường như: vàng da, vàng mắt, đầy hơi chướng bụng kéo dài không rõ nguyên nhân. Phát hoảng, gia đình đưa anh Nhật đi lên bệnh viện Bạch Mai thăm khám. Tại đây, sau hàng loạt xét nghiệm, trái tim cụ Nhậm như chết lặng khi cầm tờ phiếu xét nghiệm anh Nhật bị mắc bệnh ung thư gan.
Nỗi đau bệnh tật nối tiếp bệnh tật, năm năm trước, khi vừa đi làm ruộng về, cụ Nhậm hoảng hốt khi thấy con dâu là chị Hoàng Thị Hoan ( sinh năm 1961 ) tự nhiên nói năng lảm nhảm, huyên thuyên giữa nhà, bên cạnh là mâm cơm trưa rơi vãi khắp nơi. Thấy vậy cụ Nhậm và anh Nhật vội vã đưa chị Hoan đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cấp cứu. Cụ Nhậm chết lặng khi cầm trên tay kết quả chẩn đoán con dâu bị mất trí nhớ. Càng ngày căn bệnh mất trí nhớ của chị Hoan càng có biểu hiện nặng hơn, có khi đi lang thang khắp làng trên xóm dưới cả tháng trời mới về. Hơn một năm nay, chị Hoan mắc bệnh nằm liệt, bị hoại tử một phần mông, đùi khiến mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân đều phải do mẹ con cụ Nhậm giúp đỡ.
"Cả con trai và con dâu mắc trọng bệnh nên tôi đã bán hết của cải để chữa bệnh cho hai đứa nó. Giờ tôi cũng chẳng còn gì đáng giá nhưng dù có trắng tay cả đời, tôi vẫn sẽ làm hết tất cả để cho chúng nó được sống, dẫu chỉ còn một tia hy vọng..." – Cụ Nhậm sụ sùi.
Nỗi đau tăng lên gấp bội khi cách đây 1 tháng, sau khi chống chọi với căn bệnh mất trí nhớ kéo dài; chị Hoan đã mãi mãi ra đi để lại bao niềm tiếc thương, hụt hẫng cho anh Nhật và gia đình. Sự bất lực về kinh tế cộng với sự ra đi đột ngột của vợ, khiến đêm đêm anh Nhật thẫn thờ ra mộ vợ gào khóc có khi tới tận sáng hôm sau mới về nhà.
Gia cảnh khánh kiệt
Hướng ánh mắt nhìn xa xăm vô định, cụ Nhậm thều thào bảo nhà đã nghèo khổ nay lại càng thêm khánh kiệt. Tất cả đồ đạc vốn liếng ít ỏi cụ dành dụm được qua bao năm cày cuốc đều lần lượt ra đi theo những lần khăn gói đưa anh Nhật lên bệnh viện Bạch Mai xạ trị. Hiện nay, định kỳ mỗi tháng 1 lần là anh Nhật lại phải lên bệnh viện nằm viện xạ trị 1 tuần với chi phí mỗi đợt mất từ 7 – 10 triệu đồng. Nhưng nhà quá nghèo khổ, chẳng mấy chốc cụ không còn đồng nào.Không đủ tiền viện phí, cụ Nhậm đành ngậm ngùi đưa con trai về nhà tự chăm sóc qua ngày đoạn tháng.
Những lần anh Nhật tái phát cơn đau, cụ Nhậm lại cuống cuồng vay mượn khắp nơi để có tiền mua thuốc cắt cơn đau cho con trai. Từ ngày lâm bệnh, anh Nhật cũng chẳng còn tỉnh táo như trước, thỉnh thoảng bị ngất, té ngã giữa đường, căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối của anh ngày càng có dấu hiệu nặng hơn. Hàng xóm đôi lúc lại nghe tiếng cụ Nhật hô hoán cầu cứu nhờ đưa con trai vào nhà vì cụ không đủ sức lực dìu con được nữa.
Trên con đường lắm nhọc nhằn với cuộc chiến ung thư để giành giật cuộc sống trước "cửa tử", người thân ở xa, mẹ già yếu mắc bệnh tuổi già, đã không ít lần anh Nhật cảm thấy mình yếu đuối. Không yếu đuối sao được khi trên con đường khó khăn ấy, chẳng một ai có thể chắc chắn về tương lai của mình và mẹ già sẽ thế nào.
“ Vợ chồng tôi lấy nhau nhiều năm nhưng không thể có nổi một mụn con. Ngày trước vợ tôi còn sống, 3 lần mang thai thì cả 3 lần cứ đến tháng thứ 7, thứ 8 thì đều hỏng không giữ được. Nhìn những đứa trẻ hàng xóm tung tăng, vui đùa chạy nhảy cắp sách đến trường mà tôi tủi phận lắm. Thôi thì cũng là một người, biết làm sao được đây anh ơi ” – anh Nhật ngậm ngùi chua xót chia sẻ.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ Nhậm đang ngày một ốm yếu. Đôi mắt cụ chỉ còn nhìn được chập choạng và căn bệnh khó thở, đau xương khớp quái ác cứ giày vò mỗi lúc trở trời, khiến cơ thể cụ héo quắt, khuôn mặt hằn rõ nét khổ cực. Vốn là gia đình thuộc diện nghèo khó, lại thêm tình trạng bệnh tình của các con nên kinh tế của cụ Nhậm càng thêm khánh kiệt.Ngôi nhà của gia đình xây dựng đã hơn 20 năm, hễ mưa to là dột nhưng cũng không có điều kiện sửa chữa. Tất cả chi tiêu sinh hoạt, thuốc thang cho cả hai con người bệnh tật chỉ trông cậy vào số tiền hỗ trợ người cao tuổi 540.000 đồng hàng tháng của cụ Nhậm và 3 sào ruộng khoán cằn cỗi bấp bênh năm được năm mất.Và cho đến nay với số nợ hơn 30 triệu đồng vay của anh em họ hàng, bà con lối xóm để anh Nhật xạ trị hàng tháng trên bệnh viện, mẹ con cụ Nhậm hoàn toàn toàn không có khả năng trả nợ.
Cụ Nhậm thở dài như thanh minh :“Người ta khỏe thì còn có sức chăm bón tốt cho cây lúa,còn tôi già yếu rồi,cây cũng cằn cỗi theo vì mình không có sức chăm sóc tốt cho lúa nên mới vậy. Lúa của tôi cấy ra cũng xấu hơn của người ta nên bán không được giá nhưng cũng chẳng biết làm sao hơn,đành chịu.Gần như chỉ cấy lúa để nhặt nhạnh rơm rạ về phơi khô để mùa đông sưởi cho gia đình qua cơn giá lạnh. Nghĩ mà tủi nhưng số phận là vậy,không cưỡng lại được”.
Còn khoảng 20 ngày nữa là đến tròn 50 ngày mất của con dâu xấu số nhưng vì kinh tế quá khó khăn túng quẫn và bất lực trước bệnh tình của con trai, cụ Nhậm nghẹn ngào quệt ngang dòng nước mắt ngắn dài cho biết hiện giờ 100.000 ngàn đồng trong túi còn không có thì lấy đâu ra tiền làm lễ cho con dâu bất hạnh mỉm cười nơi chín suối. Nói đến đây cụ Nhậm òa khóc nức nở.
Cuộc đời cụ Nhậm khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Ngày lễ tết,cụ Nhậm không mong đứa con tặng những bó hoa tươi,món quà lớn nhỏ gì mà chỉ cầu mong sao cho con khỏe mạnh không co giật tái phát bệnh mỗi khi trái gió trở trời là cụNhậm vui lắm rồi.
“Đôi lúc tôi cũng muốn buông xuôi, muốn chết đi cho xong chuyện vì khổ cực cả đời thế cũng đủ rồi! Dù có trắng tay cả đời chỉ để đổi vài ba phút cho sự tồn tại của nó ( anh Nhật ), tôi cũng làm!Nhưng lỡ tôi chết rồi thì lấy ai chăm sóc cho nó đây chú ơi!”, cụ Nhậm vừa nói vừa sụt sùi. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má nhăn nheo hốc hác của cụ, ai nấy chẳng thể cầm lòng.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt