07:42 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Văn hóa tiêu dùng hàng Việt đang dần được khẳng định

12:52 19/09/2020

(THPL) - Sau hơn 10 năm triển khai, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển thị trường trong nước, giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt đến với mọi người dân, doanh nghiệp Việt, khẳng định văn hóa tiêu dùng hàng Việt.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai theo chủ trương của Bộ Chính trị, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thị trường trong nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; động viên các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tập trung vào 03 nhóm giải pháp chủ yếu: Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi của cộng đồng; Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam và hàng Việt Nam.

(Hình minh họa)

Sau 10 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được những kết quả quan trọng, tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước.

Đến nay,  tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước duy trì ở mức cao, hầu hết trên 80%: cụ thể như Saigon Co.opmart (90 - 93%), Satra (90 -95%), Vissan (95%), Lotte (82%), AEON (80%)... Điều này là minh chứng rõ nét cho việc hàng hóa Việt Nam đang dần chiếm lĩnh được thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Kết quả đó đã đóng góp  vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế,  hoạt động thương mại tại thị trường trong nước hàng năm tạo ra giá trị khoảng 14 - 15% GDP, doanh thu bán lẻ và dịch vụ không ngừng tăng và cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Đồng thời, thị trường trong nước cũng hỗ trợ tích cực cho công tác giải quyết việc làm khi thu hút khoảng 6 - 7 triệu lao động (chiếm hơn 12% tổng lao động toàn xã hội), góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.

Đất nước đang đi vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều thay đổi. Những cơ hội cùng với những thách thức cũng ngày càng gay gắt khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt các hiệp định FTA thế hệ mới. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. Để tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai  trọng tâm vào một số nhóm nhiệm vụ chủ yếu.  

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế của hàng Việt Nam với chủ đề “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

Tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý minh bạch; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao chất lượng hàng Việt Nam, trong đó thiết lập được các doanh nghiệp phân phối trong nước đủ mạnh, có khả năng chiếm lĩnh thị trường song song với việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương, nhất là các địa phương còn nhiều dư địa để phát triển thương mại nội địa.

Tiếp tục hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2025, tầm nhìn 2035 với những giải pháp đột phá, nhằm hỗ trợ cho hàng Việt Nam chiếm lĩnh vững chắc tại các kênh phân phối trong nước và quốc tế.

Tăng cường công tác quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, phòng vệ thương mại, củng cố lực lượng quản lý thị trường để ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.          

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu