Ước mơ của cô bé mắc căn bệnh xương thủy tinh
(THPL) - “ Ngày nhỏ, cháu chỉ mong được chạy nhảy bằng đôi chân và đi học như các bạn. Lớn hơn, cháu lại thích ca hát… Nhưng đó chỉ là mơ ước thôi. Cháu chỉ mong ước không bị gãy chân, gãy tay sau những lần va chạm mạnh, không phải đi bệnh viện đã là hạnh phúc rồi ” - cô bé Trần Thị Thùy Linh ( sinh năm 2000 ) ở xóm Tân Mỹ, thôn Văn Mỹ, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội với hình hài nhỏ bé do bị bệnh xương thủy tinh, chân teo, bên ngắn bên dài, hằng ngày lê lết quanh nhà - thổ lộ ước mơ với chúng tôi.
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
Tuổi thơ bất hạnh
Trong cơn mưa chiều rả rích, chúng tôi tìm về xóm Tân Mỹ, thôn Văn Mỹ, xã Hoàng Văn Thụ để tìm hiểu cuộc sống bất hạnh của cô bé mang căn bệnh xương thủy tinh. Rót vội chén nước chè mới pha mời chúng tôi, chị Nguyễn Thị Lý ( sinh năm 1975 ) – mẹ của cô bé Thùy Linh chia sẻ: Năm 1996, qua sự mai mối, tìm hiểu và đồng cảm nên chị kết hôn với anh Trần Văn Khánh ( sinh năm 1971 ) – người cùng thôn trong sự chúc phúc của hai bên họ hàng và bà con lối xóm. Không lâu sau đó, vào cuối năm 1997 anh chị vui mừng khôn xiết khi chào đón cậu con trai đầu lòng Trần Văn Duy bụ bẫm và kháu khỉnh.
Cháu Thùy Linh sinh năm 2000, là con thứ hai của anh chị. Từ lúc tập lẫy, cơ thể Thùy Linh đã bắt đầu có những biểu hiện bất thườngnhư hai chân của Linh bị quặt lên bụng và không thể duỗi thẳng,bị gãy xương sau mỗi lần va chạm mạnh... Mỗi lần như vậy là vợ chồng chị Lý lại tất tả đưa Linh đi Bệnh viện Nhi trung ương thăm khám.Ra đến Hà Nội, anh chị thuê nhà trước cổng bệnh viện Nhi để chờ làm thủ tục nhập viện. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, các bác sĩ kết luận: cháu Thùy Linh bị căn bệnh xương thủy tinh (hay còn gọi là bệnh tạo xương bất toàn, bệnh giòn xương). Đây là bệnh di truyền nên hiện chưa có thuốc chữa đặc hiệu, mà chỉ có thuốc làm giảm độ giòn của xương.
Năm lên 2 tuổi, sau lần phẫu thuật thành công, chân của Thùy Linh đã thẳng ra nhưng cô bé vẫn không thể đi lại được. Sau nhiều năm chữa trị, thể trạng của Linh vẫn không cải thiện là bao. Lớn lên ít nữa, Thùy Linh lại bị thêm nhiều căn bệnh khác như phế quản, dạ dày. Từ đó, sức khỏe của Thùy Linh yếu hẳn đi và không thể đi lại được nữa. Cơ thể nhỏ bé, chiều cao chỉ khoảng 70cm và cân nặng 23kg của Thùy Linh cùng mọi sinh hoạt cá nhân của cô bé đều phải nhờ sự giúp sức từ gia đình.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Lý bật khóc nức nở: “Số lần Thùy Linh bị gãy xương nhiều đến nỗi vợ chồng tôi không nhớ hết được. Chỉ cần ngồi lệch tư thế hay hoạt động mạnh một chút là xương cũng bị gãy. Các bác sỹ nói căn bệnh này trong khi bế hoặc di chuyển cho hai cháu phải hết sức cẩn thận, vì chỉ mạnh tay một chút có thể gây gãy xương. Cho nên trong sinh hoạt hằng ngày tôi phải chăm sóc từng li từng tí để cháu không đau đớn, và cũng để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nghe nói thuốc chữa trị bệnh xương thủy tinh này đắt lắm, phải điều trị lâu dài nữa mà giờ đây lấy đâu ra tiền để lo cho các cháu kia chứ ”.
Tiếp lời mẹ, cô bé Thùy Linh thủ thỉ: “Nhiều lúc mẹ bế em ra ngoài đường chơi, bạn bè cùng trang lứa buông không ít lời chêu trọc như: Linh ăn gì mà còi thế, trông như đứa học mầm non vậy ? khiến em tủi thân lắm anh ạ”.
Khi đến tuổi đi học thấy bạn bè cùng trang lứa tung tăng cắp sách tới trường, Thùy Linh rất khao khát muốn được đi học. Có lẽ hiểu được niềm ao ước ấy của con gái nên gia đình đã cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để cô bé được tới trường.
“Năm Thùy Linh lên 6 tuổi, vợ chồng tôi đưa cháu đến trường mầm non trong làng xin học nhưng các thầy cô giáo từ chối vì cháu là trẻ khuyết tật. Thấy vậy, Thùy Linh mếu máo rơm rớm nước mắt khiến vợ chồng tôi vô cùng xót xa. Cũng may, tuy không được đến trường nhưng Linh được người hàng xóm thương cảm hàng ngày tận tình chỉ bảo uốn nắn từng con chữ, từng phép tính nên dần dần Linh cũng biết mặt chữ rồi ” – chị Lý tâm sự.
Gia cảnh khánh kiệt
Vợ chồng chị Lý ngoài sản xuất nông nghiệp mấy sào ruộng khoán cằn cỗi nơi cuối làng còn làm thuê làm mướn, quanh năm lo tiền chữa bệnh cho con nên luôn trong tình trạng khó khăn. Cuối năm 2012, do bất cẩn trong quá trình đi lại, anh Khánh – chồng chị Lý đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông. 37 tuổi, chị Lý trở thành góa phụ, vừa phải thay chồng gánh vác làm cha vừa làm mẹ của 3 đứa con thơ, bệnh tật khiến chị Lý lại rơi vào cảnh bế tắc khi cuộc sống gia đình một mình chị gánh vác. Hơn 6 năm một mình chăm con, chị Lý không ngừng nỗ lực, chăm chỉ lao động. Chị vay mượn tiền mua lợn về nuôi. Ấy vậy mà hơn 2 tháng trước, do rò rỉ điện nên 30 con lợn bị điện giật chết còn chị may mắn an toàn. Chị Lý lại rơi vào cảnh nợ chồng nợ Mặc dù không được đến trường học song cô bé cũng tự mày mò học và biết đọc, biết viết. Giờ đây, Thùy Linh mong muốn có được một chiếc xe lăn để thi thoảng được đi đây đó và ấp ủ thực hiện những dự định trong tương lai.
“Nhiều lúc thấy mẹ tần tảo một tay chăm sóc 3 anh em mà em thấy thương mẹ quá. Bây giờ công nghệ Internet rất phổ biến nên em ấp ủ mở một shop của hàng bán quần áo online trên mạng kiếm thêm thu nhập ít ỏi để mẹ bớt khổ ” – Ánh mắt rạng ngời, cô bé Thùy Linh chia sẻ.
Trao đổi với chúng tôi về gia cảnh nhà chị Nguyễn Thị Lý, ông Nguyễn Thế Hiền – trưởng thôn Văn Mỹ cho hay: “Gia đình chị Lý hoàn cảnh thật khó khăn. Cả thôn chúng tôi đều thấu hiểu được nỗi khổ của chị khi có bé Thùy Linh bị mắc căn bệnhxương thủy tinh. Gia đình chị Lý thuộc diện hộ nghèo của thôn. Tuy nhiên, để cháu Thùy Linh đỡ bị gãy xương thì rất cần sự quan tâm của các nhà khoa học, các tổ chức từ thiện. Sự giúp đỡ của mọi người để gia đình các cháu vượt qua khó.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt