Nỗi bất hạnh của gia đình có 3 con khuyết tật và mẹ già ốm yếu
(THPL) - Đã 38 năm nay ngày nào cũng vậy, cứ hết tắm giặt, vệ sinh xong cho mẹ già 97 tuổi ốm yếu, chị Mỹ lại quay sang chăm lo cho 3 đứa con gái khuyết tật bị liệt cả hai chân, quanh năm chỉ biết ú ớ, la hét. Cuộc sống khó khăn khiến người đàn bà 60 tuổi vốn đã gầy gò, nhỏ bé lại càng trông khắc khổ hơn.
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
Đó là hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Bùi Thị Mỹ (sinh năm 1957) ở xóm Rường, xã Trung Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
“Thèm một bữa cháo có thịt ”
Trong cái ấm áp của tiết trời cuối xuân, từ quốc lộ 12 đi sâu vào trong khu dân cư gần 1 km đường đất, chúng tôi tìm về xóm Rường, xã Trung Bì để gặp gia đình chị Bùi Thị Mỹ. Chỉ cần qua cái cổng chào của xóm, hỏi thăm gia đình mang nỗi đau bệnh tật thì sẽ được người dân chỉ ngay đến tận nhà kèm theo lời than thở: “Ôi! Gia đình bà ấy nghèo và đáng thương lắm, khổ đến lúc chết”.
Căn nhà nhỏ 2 gian cũ nát đầy rêu mốc bởi sự bào mòn của thời gian là nơi tá túc của những con người mang kiếp bệnh tật. Hình ảnh đầu tiên hiện trước mắt khi đặt chân tới cổng khiến chúng tôi không khỏi rơi nước mắt là hình ảnh ba người con gái của chị Mỹ quần áo rách rưới lê lết nằm la liệt khắp nền nhà, thấy người lạ chúng cứ ngây ra rồi cười hềnh hệch. Trong nhà, trên chiếc giường đã mục, một bà cụ đang nằm co ro thi thoảng lại lên cơn ho kéo dài khiến cơ thể run lên bần bật.
Khi chúng tôi cất tiếng gọi chị Mỹ thì một người đàn bà đi ra với dáng người nhỏ thó, nước da ngăm đen. Nhìn những nét khắc khổ hằn sâu trên khuôn mặt, chị Mỹ trông già hơn tuổi thật của mình rất nhiều.
Trở lại quá khứ, chị Mỹ được sinh ra trong một gia đình thuần nông ở miền sơn cước huyện Kim Bôi, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà chị thuộc diện nghèo nhất trong xóm lại đông anh em nên chẳng có ai được đi học. Chị Mỹ và các anh chị của chị đều phải tự kiếm việc làm thuê để có tiền phụ giúp bố mẹ và trang trải cuộc sống.
Mặc dù nhà nghèo nhưng bố mẹ chị Mỹ vẫn muốn lo cho con cái mình có một mái ấm hạnh phúc. Khi vừa tròn 20 tuổi thì cha mẹ sắp đặt cho chị một mối nhân duyên với anh Bùi Văn Cột (sinh năm 1951) – người cùng xóm trong niềm vui chúc phúc của bà con làng xóm và anh em họ hàng.
Một năm sau ngày cưới, người con gái đầu lòng của anh chị là Bùi Thị Nga sinh năm 1978) sinh ra trong niềm vui khôn xiết của bố mẹ. Khi mới sinh ra, Nga rất bụ bẫm và khỏe mạnh, không có biểu hiện gì bất thường. Nhìn đứa trẻ kháu khỉnh, chị Mỹ đã tự nhủ thầm mình vất vả nhưng bù lại con cái sau này sẽ khá hơn...
Thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, sau một trận sốt cao, lên cơn co giật kéo dài, chân tay Nga cứ dần teo tóp lại, không co duỗi được, còn tâm trí thì cứ ngơ ngơ, không nhận biết được gì, mắt đờ dại. Thương con, không cam chịu nỗi đau này, vợ chồng chị Mỹ cố gắng chạy chữa bằng được cho con cho dù tốn kém bao nhiêu cũng được. Vậy nên anh chị bán gần hết vật dụng trong nhà rồi thóc lúa đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu của bác sĩ.
Ba năm sau, người con gái thứ hai của anh chị là Bùi Thị Na (sinh năm 1981) ra đời. Nhưng có ngờ đâu, khi được hơn 2 tuổi thì Na cũng bắt đầu có những biểu hiện giống như chị gái. Gia đình chị Mỹ gần như rơi vào tuyệt vọng khi phải chứng kiến cảnh hai con bị khiếm khuyết về thể chất và trí tuệ.
Trong nỗi đau tột cùng, anh chị vẫn không nguôi ước mơ có được đứa con lành lặn, khỏe mạnh như bao cặp vợ chồng khác. Cũng vì vậy, “quá tam ba bận”,, mong muốn có một đứa con lành lặn lại thôi thúc anh chị sinh thêm đứa con thứ ba là Bùi Thị Lành (sinh năm 1999).
Lại một lần nữa, số phận nghiệt ngã vẫn bám riết lấy gia đình này, trái tim người cha, người mẹ lại quặn thắt khi Lành lớn lên cũng lại ngơ ngơ, chân tay co quắp như các chị. Lần này anh chị đã đưa Lành ra Hà Nội khám và nằm viện hơn ba tháng trời để các bác sĩ phẫu thuật rút gân và đóng đinh ở chân cho Lành nhưng tình hình cũng chẳng được cải thiện.
Chị Mỹ nghẹn ngào trong nước mắt: “Lúc sinh các con bị khuyết tật như vậy, tôi hoàn toàn suy sụp, chỉ muốn chết quách đi để khỏi phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Nhưng nhờ bà con lối xóm và ông ấy (chồng chị Mỹ) an ủi động viên nhiều nên tôi đã vượt qua được nỗi đau...”.
Kể từ khi cả ba con gái của mình đều mắc cùng căn bệnh ấy thì vợ chồng chị Mỹ đành ngậm đắng vào lòng, cam chịu phó mặc cho số phận đẩy đưa nên cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện sinh thêm con. Dường như nỗi sợ về bệnh tật của con cái đã khiến anh chị thôi không hy vọng.
Nhưng “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí", những bất hạnh vẫn chưa chịu buông tha cho gia đình bất hạnh này. Năm 2013, anh Cột đột ngột tử vong vì tai biến mạch máu não, để lại trên vai chị Mỹ 3 người con tật nguyền và người mẹ già đã 97 tuổi thường xuyên đau ốm.
Sống trong gia đình có ba người con bị liệt cả chân tay, cơ thể teo tóp, ngơ ngơ lúc mới sinh , mẹ già tuổi cao sức yếu, đôi lúc gánh nặng đè lên đôi vai khiến chị Mỹ không còn hy vọng nữa. Trong lúc trò chuyện, chị Mỹ vẫn không quên đưa mắt trông chừng những đứa con gái bị liệt ngây ngô như đứa trẻ lên 3 của mình. Thấy người lạ đến nhà, lâu lâu những đôi mắt vô hồn của các con chị cứ lấm lét rồi phá lên cười thích thú.
Nhìn những đứa trẻ gần nhà lớn khôn được cắp sách đến trường, chị Mỹ lại tủi thân cho phận của các con mình. Đã có lúc chị tính buông xuôi, mặc cho số phận đẩy đưa. Nhìn những đứa con ngây ngây dại, cơ thể bại liệt teo tóp đặt đâu nằm đấy của chị Mỹ, đã nhiều lần chính quyền xã vận động bà và quyết định gửi chúng vào trại tâm thần ở trung tâm huyện với hy vọng nơi đây sẽ có những phương pháp tốt hơn để chữa trị. Thế nhưng, bao nhiêu lần dẫn các con vào trại thì bấy nhiêu lần chị Mỹ lại mang con trở về nhà. Nhìn đôi mắt của các con trông theo mỗi bước chân mẹ, chị không đành lòng bỏ chúng ở nơi xa lạ này.
Vừa ngồi rót nước tiếp chúng tôi vừa thở từng nhịp khó nhọc, chị Mỹ nghẹn lòng: "Thương mẹ già năm nay đã 97 tuổi và ba cô con gái liệt cả chân tay, co quắp ấy mà tôi đành bất lực. Tôi thèm bữa cháo có thịt cho cả nhà lắm vì lâu rồi mùi vị thịt như thế nào tôi cũng không còn nhớ nữa. Tôi và gia đình ốm yếu gần 40 năm nay, nước mắt tôi cứ chảy ngược vào trong vừa thương 3 con gái dị tật không có khả năng lao động được rồi lại thấy day dứt cho chính bản thân mình".
Nguyên nhân của căn bệnh quái ác đó đến nay vẫn là một dấu chấm hỏi lớn đối với gia đình chị Mỹ bởi anh chị không hề đi bộ đội. Cả hai gia đình bên nội, bên ngoại của anh chị không hề tham gia kháng chiến nên không thể khẳng định nguyên nhân của bệnh là do nhiễm chất độc da cam.
Gia đình rơi vào cảnh bần cùng
Nói rồi người phụ nữ khốn khổ mỉm cười khi nhắc đến mẹ già Bùi Thị Nết, bà cụ năm nay đã 97 tuổi. Tuổi cao không tránh khỏi được bệnh tuổi già nhưng bà cụ vẫn cố giấu để con dâu đỡ phiền lòng. Nhìn con dâu 60 tuổi hàng ngày vừa đau đớn vật vã vì bệnh gan mà vẫn cáng đáng một tay chăm sóc, vệ sinh cá nhân như tắm giặt, nấu nướng và đút từng miếng cơm cho ba đứa cháu tật nguyền, bị liệt cả chân tay, thiểu năng trí tuệ, cụ Nết vô cùng xót xa.
Lưng đã còng rạp, người sắt lại như đứa trẻ lên 10 nhưng cụ vẫn lọ mọ nấu cơm, quét nhà đỡ đần việc lặt vặt mỗi khi con dâu tái phát bệnh gan. Ngày ngày người dân trong thôn vẫn thấy bà cụ tha thẩn sang nhà hàng xóm xin ít rau dại về nấu canh ăn cơm.
Chị Mỹ nghẹn ngào kể: “Nuôi một đứa con khuyết tật đã gấp 5 gấp 10 lần những đứa trẻ bình thường. Đằng này lại cả ba đứa đều như thế. Chúng hay đau ốm, bệnh tật dẫn đến đủ thứ khác kéo theo. Nhiều đêm trái gió trở trời là cả 3 đứa lên cơn co giật, bò lê lết la hét khắp nhà. Chứng kiến cảnh tượng ấy, lòng tôi quặn thắt vì thương con nhưng không biết phải làm gì. Có lần vì bất lực và túng quẫn, tôi đã nghĩ đến cái chết. Nhưng nghĩ lại thấy thương các con, chúng đâu có tội tình gì. Vậy nên, tôi lại quyết tâm phải sống để còn lo cho chúng”.
“Anh thấy đấy, gần 30 năm nay lo chạy chữa cho con cái nên đến giờ trong nhà chỉ còn có 2 chiếc giường đã ọp ẹp và 1 chiếc xe đạp cũ là thứ đáng giá nhất. Mấy năm nay bươn chải, vắt kiệt sức lực sức lực cũng không lo đủ miếng ăn đạm bạc cho 3 đứa con và một mẹ già đã 97 tuổi. Ở quê chẳng có nghề phụ gì chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng khoán nên cuộc sống của gia đình ngày càng khó khăn... Khổ lắm anh ạ ” – chị Mỹ chia sẻ.
Khi được hỏi có ước mơ gì không, chị Mỹ quệt ngang dòng nước mắt: “Chú biết chúng nó tàn tật vậy đó. Chúng nó suốt ngày chỉ quanh quẩn, bò lê lết trong nhà, đã nhiều năm nay tôi vất vả nhiều rồi nên là một người mẹ, tôi cũng chỉ mong ước có được những đứa con khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhìn thấy con nhà hàng xóm nó ăn học, vui chơi...đến tuổi thì lấy chồng yên bề gia thất... Có đứa còn ít hơn mình đến 5 tuổi cũng đã có gia đình, công danh sự nghiệp đàng hoàng. Vậy mà con nhà mình đến giờ cũng chỉ biết ú ớ rồi bò lê lết khắp nhà, từ miếng cơm, miếng nước đến vệ sinh, tắm giặt cũng phải người khác làm hộ. Nghĩ mà tủi thân lắm anh ạ” – chị Mỹ sụt sùi.
Hiện tại ba đứa con gái của chị Mỹ nhận được 540.000 đồng/tháng dành cho người khuyết tật, nhưng số tiền ít ỏi đó cũng không đủ thuốc men cho chúng mỗi khi trái gió trở trời và căn bệnh gan mãn tính của chị Mỹ. Để có được bữa cơm, bữa cháo cho 3 đứa con và mẹ già 97 tuổi, chị Mỹ phải nai lưng ra làm mọi việc. Ngoài 2 sào ruộng khoán cằn cỗi, chị Mỹ phải tận dụng mảnh vườn nhỏ sau nhà để trồng rau, trồng chuối để trang trải cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng thu nhập bấp bênh khiến gia đình chị càng rơi vào cảnh túng bấn.
Anh Bùi Văn Tuấn – hàng xóm với nhà chị Mỹ chia sẻ: “Có vào nhà mới biết họ khổ lắm anh ạ. Bát đũa, cốc chén chị Mỹ mua về bị ba đứa con tật nguyền mỗi khi trái gió trở trời lên cơn động kinh đập phá hoặc ném đi hết, chỉ ăn bốc hoặc nhịn thôi. Mọi người hàng xóm thương cảm gom góp quần áo cho họ cũng đều xé hoặc ném đi hết. Ở cái miền quê sơn cước nghèo khó này, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên chúng tôi chỉ giúp đỡ phần nào mớ rau, nải chuối, động viên tinh thần là chủ yếu. Càng ngày gia đình chị Mỹ càng gặp nhiều khó khăn anh ạ ”.
Trao đổi với chúng tôi về gia cảnh đáng thương nhà chị Mỹ, ông Bùi Văn Tân – trưởng xóm Rường cho hay: “Gia cảnh nhà chị Mỹ là hộ đặc biệt trong xóm cũng như ở xã Trung Bì. Bản thân chị Mỹ đang mắc bệnh gan mãn tính nhưng vẫn phải oằn lưng chăm lo cho mẹ già đã 97 tuổi và 3 người con gái bị liệt, chân tay teo tóp và đặt đâu nằm đấy từ nhỏ. Nhiều hôm dưới cái nắng 36-37 độ C nhưng chị Mỹ vẫn phải đi gánh phân thuê lấy tiền trang trải chi phí thuốc thang và sinh hoạt cho cả nhà. Khổ nỗi địa phương chúng tôi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên cũng chỉ động viên tinh thần là chủ yếu.
Qua đây đại diện cho chính quyền và nhân dân trong thôn, mong các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân quan tâm giúp gia đình chị Mỹ có thêm chi phí để thuốc men chữa trị cho 3 người con tật nguyền qua cơn bĩ cực”.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt