16:35 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Niềm tin của người dân với thương hiệu Việt: Sợi dây kết nối giấc mơ và hiện thực

20:22 15/07/2020

(THPL) - Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, thương hiệu Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, song để cạnh tranh với hàng ngoại, các doanh nghiệp Việt cần quan tâm hơn đến chất lượng, giá thành và tạo sự khác biệt để chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng hiện nay.

Chuyển biến, phát triển mạnh mẽ

Để các thương hiệu Việt luôn thành công và phát triển thì điều kiện quyết định đầu tiên là phải chinh phục được niềm tin của người tiêu dùng. Khi chính người Việt Nam cảm thấy tin tưởng, tự hào về hàng hóa của nước mình thì mới tạo ra sự lan tỏa niềm tin cho người tiêu dùng ở các khu vực khác.

Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Chính vì thế, 10 năm qua, trên khắp cả nước đã triển khai thực hiện “cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước. Nhằm tạo điều kiện cho người dân có nhiều hơn cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao.

Điển hình, trong một cuộc khảo sát mới đây cũng cho thấy, 92% người tiêu dùng Việt Nam khi  được hỏi đã chia sẻ rằng: “họ rất quan tâm đến hàng hóa sản xuất trong nước, 63% người tiêu dùng khẳng định sẽ ưu tiên dùng hàng Việt, 54% người tiêu dùng khuyên bạn bè, người thân, lựa chọn sử dụng hàng Việt khi có nhu cầu mua sắm.

Đặc biệt, hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đều đánh giá cao chất lượng hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Bởi theo họ, nhìn chung đến nay thì chất lượng hàng hóa đã được nâng lên rất nhiều, mẫu mã cũng được cải thiện và giá thành cũng phù hợp với mặt bằng chung hiện nay.

Chị L.T, một cư dân sinh sống tại chung cư Goldmark City chia sẻ, trước đây, hầu hết tôi thường không hay mua những sản phẩm, mặt hàng trong nước. Bởi, giá thành cao và mẫu mã không được bắt mắt cho lắm. Nhưng đến khi có Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ra đời, tôi lại có một cái nhìn khác hẵn với thương hiệu Việt, không chỉ về chất lượng, mẫu mã mà ngay cả giá thành đã thu hút người tiêu dùng trong đó có bản thân tôi”.

Không chỉ riêng chị T. mà theo anh Nguyễn Văn L. bày tỏ, đa số doanh nghiệp Việt sau một thời gian đem chuông đi đánh xứ người đã trở về nhà cải tiến chất lượng , đầu tư mẫu mã và đặc biệt là khẳng định được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Chính vì vậy, không chỉ riêng gia đình anh T. mà người tiêu dùng nói chung cũng đang có xu hướng lựa chọn hàng Việt và có cái nhìn thiện cảm hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Nâng sức cạnh tranh

Ngoài ra, phía doanh nghiệp cũng rất hào hứng với sự chào đón của người tiêu dùng trước những chuyển biến tích cực trong thói quen thường ngày. Đây là động lực lớn giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo dựng vị thế vững chãi trên thị trường nội địa.

Để có một thương hiệu Việt mạnh, ổn định và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay, thì chỉ có những thương hiệu đang theo đuổi xu hướng tất yếu như: giá trị tinh thần tích cực về ý nghĩa tồn tại, trở thành những thương hiệu nhân văn, quan tâm và phát triển vì lợi ích của cộng đồng, của con người, mới thực sự được tin yêu và sử dụng.

Khi nhắc đến thương hiệu Việt thì chắc người tiêu dùng không mấy lạ lẫm với các thương hiệu như: Nước giải khát Coca- cola, hãng hàng không Vietnam Airlines, nước mắm Phú Quốc, Cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk hay thuốc đánh răng P/S… cho dù cổ đông nước ngoài chiếm nhiều hay ít, thậm chí có thương hiệu bị doanh nghiệp nước ngoài sở hữu hoàn toàn, thì chúng vẫn mặc định là những thương hiệu Việt, với những định hướng thương hiệu mang đặc trưng và giá trị Việt Nam.

Một trong những thương hiệu của Việt Nam đã định danh không chỉ trong nước mà cả thế giới là Vinamilk (Vinamilk 2 năm liền trong Top 10 Công ty nộp thuế nhiều nhất Việt Nam.

Doanh nghiệp này đã có sự nhạy bén trong chiến lược kinh doanh, chú trọng đầu tư vào công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và hướng đến sự phát triển bền vững. Sự đầu tư của Vinamilk vào các trang trại bò sữa tiêu chuẩn quốc tế cũng đã ghi dấu ấn trên bản đồ sữa thế giới với "Hệ thống trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn Global G.A.P lớn nhất của châu Á về số lượng trang trại”. Bên cạnh đó, Vinamilk đang triển khai xây dựng 1 tổ hợp trang trại bò sữa Organic tại Lào, có quy mô siêu lớn lên đến 100.000 con trên diện tích 20.000ha với tổng đầu tư 500 triệu USD.

Không chỉ Vinamilk, Thaco cũng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Việt, Thaco chọn cách tham gia vào chuỗi sản xuất của các tên tuổi hàng trăm năm của thế giới với mục tiêu sản xuất ngày càng nhiều linh phụ kiện tại Việt Nam và sau đó là bán hàng sang các thị trường khác.

Có thành công thì cũng phải hy sinh, thậm chí là trả giá, quả xứng đáng để thu về thành quả. Triển vọng về ô tô Việt nhờ những nỗ lực bền bỉ ấy đã không quá xa vời!

Tất cả có thể là một chỉ dẫn địa lý, cũng có thể là một nét văn hoá, hoặc một hình ảnh biểu tượng Việt Nam. Nói một cách ngắn gọn, một thương hiệu Việt cần phải hội tụ những giá trị đặc thù, mang dấu ấn của người sáng lập, của khí chất Việt Nam, tạo ra sự nhận biết, cảm nhận hoàn toàn khác biệt so với các thương hiệu cùng loại.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay trước mắt thì hàng Việt đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng nhưng khi các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực, thuế suất thuế nhập khẩu giảm xuống còn 0 - 5%, hàng hóa nhập ngoại sẽ tràn vào Việt Nam, lúc ấy thị trường trong nước sẽ không còn là của riêng doanh nghiệp Việt.

Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế quốc gia, cũng là cuộc cạnh tranh rất gay gắt mà doanh nghiệp trong nước phải đối mặt. Vì thế, nếu không có sản phẩm tốt, giá cạnh tranh thì doanh nghiệp Việt có thể dễ mất vị thế ngay tại sân nhà.

Chính vì lẽ đó, khi mà sản phẩm đã chinh phục được những khách hàng tinh tế trong nước sẽ không khó để làm hài lòng khách hàng tại thị trường nước ngoài.

Thiếu thận trọng của một số doanh nghiệp Việt

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì thương hiệu Việt đang đối mặt với một số tồn tại, hạn chế, như: Một số đơn vị, doanh nghiệp thực hiện còn hình thức, chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, nội dung cuộc vận động; tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn khó kiểm soát, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng...

Hiện tượng hàng Thái, Nhật, Hàn chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của người tiêu dùng theo khảo sát gần đây đã lộ nét hoàn toàn. Các chuyên gia nhận định tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích sản phẩm ngoại nhập có xuất xứ từ các quốc gia như Thái, Hàn, Nhật… chiếm một ưu thế nhất định.

Điển hình như Thương hiệu Khaisilk với câu chuyện “1 chiếc khăn lụa gắn 2 xuất xứ”. Bởi dây là một vấn nạn hàng gian, hàng giả không còn là câu chuyện riêng lẻ của mỗi doanh nghiệp nữa mà là niềm tin của người tiêu dùng. Chính người tiêu dùng Việt mới dễ bị tổn thương, bị xáo mòn từ những kiểu làm ăn gian dối đó.

Hơn hết, các doanh nghiệp trong nước cần tích cực tổ chức lại các khâu từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, quảng bá nhằm mang tính chuyên nghiệp, ổn định thị trường hơn. Ngoài ra, tiếp tục đầu tư sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh, không chỉ về giá cả mà các doanh nghiệp Việt cần quan tâm hơn đến chất lượng, giá thành để tận dụng ưu thế của cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ để tạo sự khác biệt, chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng hiện nay.

Diệu Huyền

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu