00:58 ngày 03/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Người đưa nghệ thuật chạm khắc gỗ đến mọi miền đất nước

10:35 20/12/2022

(THPL) - Hai anh em Luân và Duy, doanh nhân trẻ thế hệ 8X sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề mộc thủ công mỹ nghệ. Anh luôn khao khát có những sản phẩm mộc tuyệt mĩ, chất lượng cao đến với người tiêu dùng.

Phát huy truyền thống gia đình

Đến với làng nghề mộc Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) những ngày cuối năm, PV không khỏi ngỡ ngàng trước hàng dài cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ dọc theo tuyến đường vào xã, trước cửa đều trưng bày tranh gỗ mỹ nghệ để quảng bá.

Một trong những doanh nghiệp đồ gỗ nổi tiếng tại Tân Dân là Doanh nghiệp Đồ gỗ cao cấp Thành Luân, với cửa hàng lớn nằm ngay trung tâm của xã. Được biết, ông chủ Đặng Thành Luân còn rất trẻ nhưng đã xây dựng được cơ ngơi khang trang với đa dạng các sản phẩm mộc cung cấp cho thị trường.

Chia sẻ về cửa hàng, anh Luân cho biết: “Chúng tôi kinh doanh nhiều sản phẩm nghề mộc, với nhiều loại mẫu mã đa dạng như: tranh gỗ Phù Điêu Bách Yểu, bộ ghế Hoàng Gia tân cổ điển rát vàng, bộ Sập Thờ Tam Cấp Gỗ Gụ được sơn thếp vàng phủ hoàng Kim, bộ Nghê Rồng Đỉnh và nhiều mặt hàng cao cấp khác được làm từ các loại gỗ Hương Lào, Mun Xanh Lào, Hương Đá, Gõ Đỏ.”

     Bộ sập thờ tam cấp sơn son thếp vàng phủ kim, chuẩn bị bàn đi giao khách hàng ở huyện Gia Bình, Bắc Ninh.

Đặng Thành Luân con thứ trong gia đình được tiếp nối truyền thống từ những thế hệ. Anh cho biết, bản thân luôn không ngừng học hỏi từ những vị nghệ nhân có tuổi cao, từ đó anh đã đúc kết ra kinh nghiệm phát triển ngành đồ gỗ. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng của những sản phẩm mộc, anh cũng kỹ tính trong việc chọn lựa gỗ và các chất liệu trang trí cho sản phẩm, tuyển những thợ mộc lâu năm, lành nghề và có trình độ cao trong điêu khắc gỗ.

Bộ ghế Hoàng Gia Tân cổ điển và nội thất bàn giao tại nhà khách hàng

Ngoài thị trường truyền thống là miền Bắc, thời gian qua, Đồ gỗ Thành Luân đã mở rộng kênh bán hàng, quảng cáo qua Facebook, YouTube, Zalo có hàng trăm nghìn người theo dõi, mang những sản phẩm đồ mộc cao cấp đến với miền Trung và miền Nam. Anh Luân bộc bạch: “Tôi muốn đưa các sản phẩm của mình đi xa, phần là vì muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, phần khác vì muốn quảng bá cho những bạn bè và khách hàng ở xa biết đến làng nghề Đại Nghiệp”.

                Bàn giao bộ bàn ghế, nội thất tại Mỹ Tho, Tiền Giang                    

Kinh doanh đồ mộc khởi sắc trở lại

Qua trao đổi, anh Luân cho biết, kể từ sau khi dịch bệnh qua đi, khách hàng đã trở lại với cửa hàng. Nhờ đó, anh đã có được nguồn thu trở lại để mở rộng phát triển doanh nghiệp, trả lương cho những thợ mộc tay nghề cao. “Vừa qua có một vị khách đến đặt hàng, yêu cầu là một bức tranh đục thật tinh xảo bằng chất liệu gỗ quý. Với những người như vậy, chúng tôi đều hỏi thật kỹ yêu cầu để đảm bảo làm hài lòng khách hàng và nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp cũng như làng nghề”, anh Luân hào hứng nói.

Bức tranh Vinh Quy Bái Tổ, tấm gỗ nguyên khối nghệ nhân đục tay 
Một góc không gian trưng bầy tại trung tâm đồ gỗ Thành Luân

Trong thời gian dài phát triển, đi lên từ vai trò người thợ, hai anh em Luân và Duy có được cơ ngơi khang trang. Hiện nay, Đồ gỗ Thành Luân có 2 cơ sở, số 1 thôn Phú Gia, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên nhà xưởng tại Hà Nội, cơ sở 2: số 71+73 Văn Cao Hải Phòng với diện tích 5.000m vuông. Trong quá trình làm nghề, anh Luân định hướng sản xuất đồ gỗ cao cấp, chất lượng, tận dụng được tài năng của nghệ nhân. Do vậy, giá thành của sản phẩm phải tương xứng với công sức, thời gian mà người thợ đã bỏ ra. Bên cạnh đó là sự tìm tòi, sáng tạo, không ngừng cải tiến mẫu mã để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Hiện nay thôn Phú Gia, xã Tân Dân là một trong những làng nghề mộc phát triển nhất Phú Xuyên. Địa phương thu hút hơn 1.000 lao động trực tiếp và nhiều hộ gia đình sản xuất vệ tinh quanh vùng. Trải qua hàng trăm năm gìn giữ và phát triển, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, các nghệ nhân, thợ giỏi làng Đại Nghiệp luôn đau đáu với tình yêu nghề da diết, mong muốn giữ gìn và phát triển những nét tinh hoa của làng nghề truyền thống mà cha ông để lại.

“Đồ gỗ điêu khắc thủ công mỹ nghệ không đơn thuần chỉ là đồ nội thất, ở đó còn ẩn chứa những nét văn hóa của người Việt. Vì vậy, mong muốn của tôi và người dân làng nghề Đại Nghiệp là tiếp tục duy trì truyền thống của cha ông và đưa những sản phẩm đậm chất Việt đến với người tiêu dùng”, anh Luân chia sẻ.

https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=rygCyuYnHqA

Trí Dũng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu