Người phụ nữ suốt 24 năm chăm sóc em trai tâm thần
(THPL) - Suốt 24 năm qua, bà Vũ Thị Thuận (sinh năm 1950 ), thôn Nam Sơn, xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vẫn ở vậy để chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho người em trai bị tâm thần.

“Làm mẹ” người em trai tâm thần
Về thôn Nam Sơn, xã Hòa Bình hỏi thăm về người phụ nữ quyết không lấy chồng mà dành trọn tuổi thanh xuân để chăm sóc người em trai tâm thần ngơ ngẩn trong cũi sắt suốt 24 năm, người dân nơi đây không ai là không biết. Vừa bước vào đến cổng, chúng tôi nghe thấy tiếng nói của một người phụ nữ trong gian buồng tăm tối, ẩm thấp vừa đút từng thìa cháo vừa nói vọng ra: “Ngoan nào, ăn đi em, rồi ngày mai chị đi mua bánh kẹo, quần áo mới cho em đi chơi”.
Sau khi vừa đút xong thìa cháo cho cậu em trai trong cũi sắt, bà Thuận rót chén nước chè mới pha mời chúng tôi. Bà Thuận cho biết, năm 1984, ông Vũ Văn Hiến (sinh năm 1964 – em trai bà Thuận) vào Tây Nguyên làm kinh tế. Đến năm 1988, ông về nhà một thời gian thì phát bệnh tâm thần. Trước đó, người làng trên xóm dưới đều ngưỡng mộ, vui mừng cho bố mẹ bà vì sinh được cậu con trai chịu khó làm lụng, hiền lành như cục đất.

Bà Thuận giọng chùng xuống khi nhớ lại khoảng thời gian ông Hiến vừa phát bệnh. Ngày đó, thời gian đầu ông Hiến có biểu hiện giống trầm cảm, không nói không rằng. Gia đình chạy vạy khắp nơi, cho đi điều trị ở bệnh viện 2 tháng nhưng không ăn thua. Sau đó ông đi lung tung khắp nơi đánh người, lột quần áo, đập phá đồ đạc nên bố mẹ bà Thuận phải xích chân, xích tay lại nhốt trong nhà…mặt ông trở nên hung dữ, ăn uống nhồm nhoàm, liên tục chửi bới rồi nói những câu tục tĩu. Những ngày đầu, ngoài việc chạy đưa đi khám khắp nơi, gia đình bà còn xem thầy nọ, bà kia vì sợ bị bỏ bùa.
“Nghe bảo thời làm ăn kinh tế trong kia cậu Hiến có yêu một cô gái trong kia nhưng không đến được với nhau. Tôi thì nghĩ đó là lý do khiến cậu ấy buồn phiền đâm ra dở hơi. Còn bố mẹ tôi thời đó thì nghĩ cậu ấy bị bỏ bùa”, bà Thuận cho biết.
Gia đình bà đưa ông Hiến lên Bệnh viện tâm thần tỉnh Thái Bình để chữa trị thì ông bỏ về. Về nhà thì cũng thường xuyên đi lang thang, ở nhà thì đập phá đồ đạc, chửi bới, thậm chí đánh bà con hàng xóm. Ngày đó, với các thành viên trong gia đình bà, ông Hiến mắc bệnh là một cú sốc lớn. Cũng vì lý do đó mà bố bà đau buồn rồi qua đời sớm.
Ngày ấy, ông Hiến đi đâu ai cũng sợ, tránh xa, nhất là những cô gái trẻ. Bởi khi gặp các cô gái trẻ ông Hiến hay chạy lại ôm và sờ soạng. Ông Hiến càng trở nên dữ tợn, đi ngoài đường thấy đứa trẻ con nào là ông rượt đuổi cho chúng khóc ngất, chạy bạt mạng bỏ trốn. Chẳng may bị ông tóm được, sẽ cầm chân treo ngược lên trời, nhe răng trợn mắt dọa nạt, chỉ khi nào có người lớn tới giải cứu đứa bé mới được tha.
Bà Trần Thị Nhung (sinh năm 1942) - hàng xóm với nhà bà Thuận cho biết: “Khổ lắm, nhà bà Thuận tội nghiệp vô cùng. Không thể nói hết nỗi khổ của bà ấy khi có một đứa em “hâm hâm dở dở”. Hiến khôn không ra khôn, dại không ra dại. Đã nhiều lần nó cầm dao, vác gậy hành hung người làng.
Tin ông Hiến bị ma nhập lan nhanh khắp làng trên xóm dưới,người ta lánh mặt, coi thường anh và sợ anh như sợ một con thú hoang. Cũng thời gian đầu, nhiều người đến phàn nàn về những nguy hại mà ông Hiến gây ra với gia đình họ. Những lúc như vậy gia đình bà chỉ biết giải thích, khốn khổ nói về bệnh tật của ông. Có lần ông cắn tay người khác, nhưng rồi hàng xóm cũng hiểu, không còn chấp với người bệnh.
Mong muốn bệnh con khỏi, của cải giá trị trong nhà "đội nón ra đi". Người mẹ của ông đã khóc hết nước mắt khi chứng kiến cậu con trai đang là trụ cột trong nhà trở thành gánh nặng.
“Năm 1981, bố tôi bị bệnh qua đời. Mẹ tôi khi ấy cũng già yếu, đến năm 2013 thì mất. Là người phụ nữ, nhiều lúc tôi cũng khao khát yêu đương, mơ về mái ấm gia đình và ngôi nhà với những đứa trẻ lắm. Ở tuổi thanh xuân đẹp như trăng tròn, tôi cũng có nhiều người đàn ông đến tìm hiểu, dạm ngõ nhưng vì thương đứa em trai bệnh tật ngây ngô như đứa trẻ lên 3 trong cũi sắt kia mà tôi không đành lòng vì hạnh phúc riêng của mình. Cứ vậy, dần dần tuổi xuân cứ trôi đi nên tôi càng không thiết đến đời mình” – bà Thuận ngậm ngùi.
Cuộc sống trong cũi sắt….

Khi bố bà qua đời, bệnh của ông Hiến nặng thêm, mẹ bà quyết định đóng chiếc cũi sắt nhốt ông vào đó để không đi phá phách, chửi bới, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. “Ngày nhìn em mình bị nhốt trong cũi, sống một cuộc sống không giống người, tôi đau lòng lắm. Nhưng với mấy mẹ con tôi lúc đó thực sự không còn cách nào khác. Cậu ấy bị bệnh đến nay cũng đã gần 30 năm thì 23 năm nằm trong cũi sắt”, bà Thuận cho biết.
Hàng ngày, đến bữa là bà cho cơm, thức ăn đến cũi sắt cho ông, vệ sinh cá nhân cũng tại chỗ vì sơ hở ra là ông Hiến đi lang thang. Tuy là chị gái, nhưng bà Thuận gánh trên vai trách nhiệm “làm mẹ” cho chính người em trai bệnh tật suốt 24 năm qua. Để có tiền trang trải cuộc sống, hàng ngày bà Thuận phải nhốt em trai trong nhà rồi đi làm thuê, nhặt cỏ cấy lúa hoặc phụ hồ cho các công trình xây dựng trong xã.
“11h30 thì tôi tranh thủ về đút cơm cho em ăn, dọn dẹp, giặt giũ. Tới 1h chiều lại đi làm. Do sức khoẻ của nó không tốt nên mỗi tháng tôi chỉ đi làm được mươi ngày. Nhưng biết nhờ ai được, tôi cứ cố gắng khắc phục thôi” – bà Thuận chia sẻ.
Bà Thuận thở dài chia sẻ thêm: “Là người thân ruột thịt ai nỡ lòng nào giam cầm, nhốt lại một chỗ. Chẳng qua cũng vì muốn tốt cho xã hội, xóm làng mà thôi. Đã nhiều lần đưa đi điều trị ở bệnh viện, gia đình còn muốn cho nó (ông Hiến) lưu trú trong đó để có người chăm sóc, thuốc men cầm chừng được căn bệnh của nó. Nhưng bây giờ bệnh viện họ cũng không nhận nữa. Gia đình tôi đã hết cách với đứa em tâm thần, đành nhốt ở trong cũi sắt trong gian buồng tối tăm ẩm mốc bốc mùi xú uế để nó không phá làng phá xóm”.
“Cơm mang vào cho nó (ông Hiến) phải để ở góc cũi sắt, rồi nó tự động lom khom mò tới bốc ăn. Nó ăn bằng tay, chẳng nhai nghiền gì hết, cứ và tới tấp rồi nuốt chửng” – bà Thuận kể.
Bà Thuận bảo, đã từng có thời gian bà cảm thấy mệt mỏi, bất lực, cảm thấy bế tắc đủ bề. “Nhiều khi chỉ muốn chạy trốn đi đâu đó nhưng cứ nghĩ đến cậu ấy thì thấy tội nghiệp. Chả ai muốn như vậy, giờ tôi mà bỏ đi thì ai chăm đây. Bố, mẹ tôi còn sống đã căn dặn chăm sóc, quan tâm chứ không được hắt hủi dù cậu ấy bệnh.
Tôi chỉ sợ sau này mình già không còn đủ sức chăm cho cậu ấy nữa, thôi thì bây giờ chăm được ngày nào hay ngày đó. Tôi vẫn luôn dặn các con sau này chăm sóc cho cậu tốt, tội nghiệp lắm”, bà Thuận cho hay.
Theo bà Thuận, hàng tháng cậu em trai tâm thần của bà được hưởng 540 nghìn đồng tiền trợ cấp từ Nhà nước, số tiền trên chỉ vừa đủ mua thuốc cho em trai. Trong khi em trai bà ngày một yếu đi, bệnh tình phát sinh thêm nhưng vì không có tiền nên cũng không đưa em đi khám được. Mới đây, được Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Bình và nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ nên bà đã “tậu” được chiếc cũi sắt mới cho ông Hiến.
“Nó lúc ở dưới đất, lúc trên giường, không đi lại được mà chỉ chồm chồm như ếch nhảy. Tuy vẫn nhớ tên các cháu con anh trai nhưng hành vi của bản thân vẫn không kiểm soát được, vẫn không khác gì trẻ con. Tôi chỉ ước sao em trai sẽ chết trước tôi, có vậy thì nó sướng. Chứ tôi mà đi trước thì lấy ai chăm sóc cho nó những lúc nó lên cơn điên loạn đây” – bà Mùi bày tỏ.
Tin khác
Danh Khôi (NRC): Sự vươn mình trở lại của NRC
City-University Innovation Hub: Hạt nhân đổi mới của UEH trong triển khai các nghị quyết
Quảng Ngãi sẽ đấu giá quyền khai thác 11 mỏ khoáng sản
Từ 1/7/2025, lương tối thiểu được áp dụng theo vùng mới ở 34 tỉnh, thành phố
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với tinh thần “an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng quy chế"
Sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam: Mở rộng “cánh cửa” thu hút nhân tài quốc tế
Bộ Công Thương tổ chức sự kiện "Miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử"
THPL- Nhằm phát huy lợi thế của miền Trung, tăng cường hợp tác liên kết giữa các địa phương trong khu vực, Bộ Công Thương phối hợp với...24/06/2025 15:18:24Hoa Kỳ ban hành kết luận thuế chống bán phá giá cá tra - basa phi lê đông lạnh Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả chính thức về mức thuế chống bán phá giá trong kỳ rà soát lần thứ 20 (POR20) đối với...24/06/2025 14:51:00Tuần lễ Văn hóa Du lịch Việt Nam diễn ra tại Ba Lan
THPL- Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ III tại Ba Lan là một lời mời bạn bè quốc tế đến với Việt Nam, nơi văn hóa không chỉ là di sản, mà...24/06/2025 14:30:00Bộ Công Thương chủ động bảo đảm cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
(THPL) - Sáng 24/6/2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch...24/06/2025 22:06:37
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
4 đồ án, dự án quy hoạch của T&T Group được vinh danh tại Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia 2024
- Vietnam Report công bố Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2025
- Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) nhận "cú đúp" giải thưởng danh giá từ Tổ...
- OCB đạt giải Ngân hàng tiêu biểu về minh bạch và trách nhiệm xã hội