05:17 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Hoàn cảnh khốn khó của người phụ nữ đơn thân chăm sóc mẹ già 94 tuổi

| 15:11 11/06/2018

(THPL) - Trong căn nhà xập xệ cuối ngõ, nhiều năm nay cụ Nhượng cùng người con gái đơn thân, vốn tính tình chậm chạp, không được khôn ngoan do bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ phải trải qua những ngày khốn khó đến cùng cực. Chúng tôi nhìn qua khe cửa. Trong căn nhà tồi tàn ọp ẹp đó, một cụ già ngồi ưu tư trầm mặc. Bên cạnh bà, cơi trầu héo úa và khay nước lạnh tanh. Bà vẫn ngồi gần như bất động... Đó là gia cảnh khốn khó của hai mẹ con cụ Nguyễn Thị Nhượng ( sinh năm 1925 ) ở thôn Phú Hiền, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Con gái bệnh tật, mẹ già yếu

Cụ Nguyễn Thị Nhượng bước sang tuổi 94 lưng đã còng rạp và mắc nhiều chứng bệnh tuổi già.
Cụ Nguyễn Thị Nhượng bước sang tuổi 94 lưng đã còng rạp và mắc nhiều chứng bệnh tuổi già.

“Hoàn cảnh nhà cụ Nhượng ở đây ai cũng thương cảm, bao nhiêu năm qua nghèo đói vẫn nghèo đói, đến miếng cơm manh áo bà con cũng phải quyên góp ủng hộ cho gia đình. Mẹ già 94 tuổi đến bước đi còn chẳng vững, mà hàng ngày vẫn là điểm tựa cho đứa con gái đơn thân không được nhanh nhẹn như người ta, thật tội…! ”. Đó là đôi lời chia sẻ của ông Đào Văn Đoàn, trưởng thôn Phú Hiền, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội khi dẫn chúng tôi vào thăm nhà cụ bà Nguyễn Thị Nhượng ( sinh năm 1925 ).

Cụ Nguyễn Thị Nhượng.
Cụ Nguyễn Thị Nhượng.

Giữa nhà kê một chiếc sạp thay giường đã cáu bẩn. Trong góc, bếp ăn chỉ đơn giản là 3 viên gạch ống, xung quanh vài chiếc nồi niêu xoong chảo cũ kỹ. Gần đó, bên trong chiếc thùng thiếc đựng nguồn sống của bà cụ chỉ còn vớt vát độ hơn 1kg gạo. Thấy có người bước vào, bà giật mình khẽ hỏi "chú đến có việc gì không ?". Có chứ, chúng tôi đến thăm cụ và lắng nghe câu chuyện buồn qua giọng nói đã nhuốm màu mệt mỏi.

Cụ Nhượng mót từng mớ rau dại về nấu cháo cho hai mẹ con sống qua ngày.
Cụ Nhượng mót từng mớ rau dại về nấu cháo cho hai mẹ con sống qua ngày.

Trở lại quá khứ, năm 1953 cụ Nhượng qua nhiều lần mai mối và tìm hiểu đã nên duyên chồng vợ với cụ ông cùng làng hơn mình hai tuổi. Không lâu sau ngày cưới hai cụ sinh hạ được hai cô con gái là Lê Thị Đức ( sinh năm 1954 ) và Lê Thị Hân ( sinh năm 1966 ). Tới tuổi lập gia đình, người con gái lớn của ông bà đi lấy chồng xa kinh tế cũng khó khăn nên ít khi về thăm bố mẹ và em gái. Còn người con gái thứ hai của ông bà là chị Lê Thị Hân (sinh năm 1966) do kém nhan sắc, vốn tính chậm chạp, bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ nên ở vậy chăm sóc bố mẹ. Chị cũng là niềm an ủi duy nhất của hai vợ chồng cụ Nhượng lúc tuổi xế chiều.

Do cụ Nhượng dã già yếu, lưng còng rạp và cô con gái ngơ ngẩn nên hàng xóm thương tình thỉnh thoảng sang chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho cụ Nhượng.
Do cụ Nhượng dã già yếu, lưng còng rạp và cô con gái ngơ ngẩn nên hàng xóm thương tình thỉnh thoảng sang chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho cụ Nhượng.

Về phần chị Hân, do bị thiểu năng trí tuệ từ lúc bẩm sinh nên tính tình chậm chạp, dặn trước quên sau. Lúc chị Hân được khoảng 5 tuổi thấy chị ngơ ngác, không kiểm soát được hành vi của bản thân, không tinh nhanh do bị thiểu năng nên bố mẹ chị tất tả chạy vạy vay mượn khắp nơi đưa chị lên khắp các bệnh viện gần xa thăm khám nhưng đều nhận được những cái lắc đầu của các bác sỹ. Thế rồi nhà đã nghèo khổ nay lại càng thêm khánh kiệt. Tất cả đồ đạc vốn liếng ít ỏi 2 cụ dành dụm được qua bao năm cày cuốc đều lần lượt ra đi theo những lần vợ chồng già khăn gói đưa con ra bệnh viện chạy chữa. Nhưng nhà quá nghèo khổ, chẳng mấy chốc hai cụ không còn đồng nào. Không đủ tiền viện phí, vợ chồng cụ đành ngậm ngùi đưa con về nhà chăm sóc trong tình trạng ngơ ngơ ngẩn ngẩn.

Hàng xóm nhiều lúc sang giúp cụ Nhượng vệ sinh cá nhân.
Hàng xóm nhiều lúc sang giúp cụ Nhượng vệ sinh cá nhân.

Không lâu sau đó, vào năm 1968, do bất lực về kinh tế gia đình quá túng quẫn và con gái thứ hai mắc bệnh thiểu năng nên người đàn ông đầu ấp tay gối với cụ Nhượng đã mãi mãi ra đi để lại hai đứa con gái thơ dại cho một mình cụ Nhượng gồng gánh chăm sóc. Từ đó đến nay, một mình bà Nhượng lầm lũi mưu sinh. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, cuộc sống chưa bao giờ được trọn vẹn giây phút đủ đầy. Những năm gần đây, tuổi cao sức yếu, không còn làm thuê được gì, cụ Nhượng chỉ còn cách trông chờ vào lòng hảo tâm của bà con.

"Hai mẹ con tôi nhiều lúc phải đi xin ăn. Nhưng chỉ lấy vừa đủ thôi. Ai cho gạo tôi cũng chỉ lấy dưới 1kg vì tôi không mang nổi. Gần đây có ông hàng xóm tốt bụng cho tôi xài điện mà không lấy tiền ", bà cụ Nhượng chia sẻ trong niềm chua xót.

“ Tôi mà đi rồi, con gái tôi không biết làm sao...”.

Hàng xóm thương tình sang giúp cụ Nhượng vệ sinh cá nhân.
Hàng xóm thương tình sang giúp cụ Nhượng vệ sinh cá nhân.

Cái giường ngủ của hai mẹ con cụ Nhượng đã yếu cứ kêu cót két chỉ trực gãy đổ, cụ Nhượng tìm cách nhờ bà con lối xóm kê lại, đóng đinh vào bốn cái thành giường để nó giữ cố định. Mấy tấm ván ép bị mục, cụ cũng lọ mọ tìm cách gỡ ra rồi gắn tấm mới vào để: “ Cho nó ( chị Hân ) có cái chỗ ngủ ngon ngon xíu chứ không hai mẹ con lại đau lưng, hay trở mình buổi đêm là ngủ không có ngon đâu . Nó hay nằm ở chiếc giường đây nè. Tôi thì nằm kế bên nó. Tui buồn rầu quá thương nó lắm vì nhiều lúc thấy con nhà hàng xóm có đôi có cặp trêu đùa tíu tít trong hạnh phúc mà con mình như vậy mà tôi thấy tủi thận lắm anh ạ. Nhưng phận con gái mình bị thiểu năng trí tuệ từ lúc bẩm sinh, tính tình chậm chạp, dặn trước quên sau lại kém nhan sắc đến nay đã 53 tuổi mà vẫn đơn thân chưa biết đến có mảnh tình vắt vai là gì mà không biết nói sao cho hết á. Buồn lắm luôn...” - Cụ Nhượng nói giọng buồn rầu.

Mặc dù đã bước sang tuổi 94, lưng còng rạp và mắc nhiều bệnh tuổi già nhưng cụ Nhượng là điểm tựa tinh thần cho con gái thứ 2 tính tình chậm chạp, nói trước quên sau của mình.
Mặc dù đã bước sang tuổi 94, lưng còng rạp và mắc nhiều bệnh tuổi già nhưng cụ Nhượng là điểm tựa tinh thần cho con gái thứ 2 tính tình chậm chạp, nói trước quên sau của mình.

Để có tiền nấu cơm hằng ngày, lo thuốc thang cho mẹ và bản thân khi trái gió trở trời, mỗi ngày chị Hân đều đi cắt cỏ thuê cho các trang trại trong làng ngoài xóm, đi mò cua bắt ốc ở các bờ mương, bờ máng và lượm ve chai rồi đem đi bán. Số tiền bán được trong ngày, hôm nào nhiều là 50.000 đồng chị Hân đều gom lại để dành trong cái hũ nhỏ, chia ra đi chợ nấu cơm cho mẹ ăn.

Chị Nguyễn Thị An – Tiểu thương ở chợ Vài gần đó cho biết chị Hân hay tha thẩn đến chợ để lượm ve chai, đi cắt cỏ thuê cho trang trại và được tiểu thương ở chợ thương lắm. Hễ lâu lâu không thấy chị Hân đến, mọi người ở chợ tự hiểu rằng chắc cụ Nhượng bị bệnh nên chị ở nhà chăm sóc, không nỡ xa mẹ lâu nên mới không đi chợ. Chị An bảo chị vẫn hay cho chị Hân thứ này thứ kia về nấu ăn cho hai mẹ con để đỡ phải mua. Mỗi lần đến chỗ chị mà thấy thích cái gì chị Hân cũng xin hết nhưng toàn xin về cho mẹ.

Mặc dù lưng đã còng rạp và mắc chứng bệnh tuổi già nhưng hàng ngày cụ Nhượng vẫn cố gắng gượng tha thẩn lo từng bữa ăn cho con gái vốn tính chậm chạp, nói trước quên sau của mình.
Mặc dù lưng đã còng rạp và mắc chứng bệnh tuổi già nhưng hàng ngày cụ Nhượng vẫn cố gắng gượng tha thẩn lo từng bữa ăn cho con gái vốn tính chậm chạp, nói trước quên sau của mình.

Mỗi khi mọi người ở chợ chọc ghẹo chị Hân hỏi rồi lỡ không mẹ thì có tính cưới chồng về cho nhà cửa có thêm người hay không, chị Hân gãi đầu rồi chỉ cười: “ Tôi chậm chạp lại kém nhan sắc, bệnh tật thế này vậy chắc không ai thương tôi đâu mà cưới. Đời tôi chỉ cần có mẹ thôi, không cần chồng con gì hết luôn á ”.

Ở cái tuổi 94 gần đất xa trời, cụ Nhượng đang ngày một ốm yếu, lưng đã còng rạp sát đất. Đôi mắt cụ chỉ còn nhìn được chập choạng và căn bệnh đường ruột, đau xương khớp quái ác cứ giày vò mỗi lúc trở trời, khiến cơ thể cụ héo quắt, khuôn mặt hằn rõ nét khổ cực. Tất cả chi tiêu sinh hoạt, thuốc thang cho cả hai con người bệnh tật chỉ trông cậy vào số tiền hỗ trợ người cao tuổi 350.000 đồng hàng tháng của cụ Nhượng và số tiền ít ỏi, bấp bênh đi làm thuê của chị Hân.

Mặc dù lưng đã còng rap, tuổi đã 94 nhưng hàng ngày cụ Nhượng vẫn tha thẩn đi mót từng mớ rau dại về nấu cháo cho hai mẹ con bệnh tật sống qua ngày.
Mặc dù lưng đã còng rap, tuổi đã 94 nhưng hàng ngày cụ Nhượng vẫn tha thẩn đi mót từng mớ rau dại về nấu cháo cho hai mẹ con bệnh tật sống qua ngày.

“Đôi lúc tôi cũng muốn buông xuôi, muốn chết đi cho xong chuyện vì khổ cực cả đời thế cũng đủ rồi ! Nhưng lỡ tôi chết rồi thì lấy ai chăm sóc cho nó đây chú ơi !”, cụ Nhượng vừa nói vừa sụt sùi. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má nhăn nheo hốc hác của cụ, ai nấy chẳng thể cầm lòng.

Căn nhà siêu vẹo, cũ kỹ của hai mẹ con cụ Nhượng.
Căn nhà siêu vẹo, cũ kỹ của hai mẹ con cụ Nhượng.

Chia sẻ với chúng tôi về gia cảnh của hai mẹ con nhà cụ Nhượng, ông Đào Văn Đoàn – trưởng thôn Phú Hiền chia sẻ: “ Hai mẹ con nhà cụ Nhượng không nói sao cho hết khổ. Chị Hân bị mắc chứng thiểu năng trí tuệ bẩm sinh nên tính tình chậm chạp, nói trước quên sau, nhiều lúc không kiểm soát được hành vi bản thân, các trang trại chăn nuôi trong làng ngoài xóm thương tình nhiều lúc thuê gì làm nấy để có thêm thu nhập. Còn về phần cụ Nhượng nhiều lúc thấy cụ chống gậy tha thẩn sang nhà hàng xóm xin từng mớ rau, lon gạo về nấu cháo cho hai mẹ con sống qua ngày, ai nhìn thấy mà thấy thương lắm. Mong sao qua đây mong các nhà hảo tâm quan tâm chia sẻ để hai mẹ con cụ Nhượng bớt phần bĩ cực ”.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu