Người lùn cao 0,8 mét ở Hưng Yên trải lòng về số phận
(THPL) - Với chiều cao khoảng 0,8 mét, chàng trai Nguyễn Thành Công (SN 2001), ở thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên được biết đến là người lùn nhất tại vùng đất xứ nhãn. Mặc dù mang một ngoại hình không mong muốn nhưng “cậu bé tí hon” đã vượt qua mặc cảm số phận và sống lạc quan yêu đời…
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
Người dân ở thôn Nội Lễ không lạ lẫm gì trước hình ảnh về một gia đình có đến 3 người lùn chưa cao đến 1m. Cuộc sống thiếu thốn nhưng tổ ấm yêu thương luôn đong đầy.
“Lùn ngoài hành tinh”
Thành công sinh ra trong gia đình có mẹ và cậu ruột. Mẹ Công là chị Nguyễn Thị Bình (55 tuổi), cậu ruột là anh Nguyễn Văn Lâm (32 tuổi), mọi người đều có điểm chung là mang một chiều cao chưa đầy 1mét.
Tiếp PV trong căn nhà ngói 3 gian cũ kĩ chỉ có mình Công ở nhà. Chị Bình hiện đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Tiên Lữ do di chứng để lại sau một lần tai nạn bị chấn thương dập phần đùi.
Trong căn nhà của Công không có gì đáng giá trị, chiếc tivi duy nhất là tài sản to tát được anh Lâm xin lại mang về sửa chữa để lắng nghe tin tức. Công cho biết: “Cậu và mẹ công việc chưa lúc nào ổn định vì dáng nhỏ lùn. Thỉnh thoảng mới có người thuê giữ trẻ hay chăn dắt trâu, cắt cỏ làm vườn, còn chủ yếu đi nhặt phế liệu đem bán lấy tiền đong gạo. Không có việc thì đi ăn xin sống qua ngày”.
Được biết nguyên nhân khiến gia đình Công mắc di chứng “người lùn” là bởi vì trước đây ông ngoại của Công có tham gia kháng chiến chống Pháp và bị nhiễm chất độc màu da cam nên từ đời chị Bình đã bị ảnh hưởng.
Nhớ ngày Công chào đời cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, cũng bi bô tập nói chân tay dõng dạc và đồng đều rất hiếu động là niềm hi vọng mong mỏi của gia đình. Nhưng qua năm tháng, Công vẫn mang trong mình một hình hài đứa trẻ thơ vì chậm phát triển, chiều cao không tăng lên là bao, chứng di truyền đã lập lại như người mẹ, người cậu của Công.
Do chậm phát triển nên 17 tuổi, Công mới theo học đến lớp 9. Công bảo em buồn lắm nhưng cũng không thể làm gì được khi số phận đã an bài. Công chỉ còn biết nỗ lực và cố gắng để học hành thành đạt, sau này kiếm được công ăn việc làm gì đó có thể lo cho mẹ và cậu khi tuổi đã già yếu.
Do thân hình yếu ớt, lùn tịt và như một đứa trẻ ngây ngô nên những ngày đầu theo học tại trường lớp Công thường xuyên bị một số bạn bè trêu ghẹo bắt nạt. Có lắm bạn còn gọi ác ý Công là “thằng lùn”, “người ngoài hành tinh”… “Lùn như mày thì làm ăn được gì…”.
Bỏ mặc ngoài tai điều kì thị của bạn bè, Công không cho phép bản thân gục ngã. Gạt đi nước mắt, Công vẫn kiên trì theo học để vượt lên số phận.
Ước mơ giản dị của chàng lùn
Gia đình của Công có 3 sào ruộng, tuy nhiên cũng chẳng cấy hái được vì bản thân mọi người quá “tí hon” nên cứ hễ đặt chân xuống đồng trũng là lại ngập ngang người không thể lao động được.
Có lẽ do vậy Công càng quyết tâm để theo đuổi một nghề nào đó phù hợp với sức lực thể trạng của mình. Ngoài những buổi đi học ra, Công dọn dẹp nhà cửa, cơm nước cho Mẹ và cậu lại tranh thủ sang hàng xóm để “học mót” nghề đắp tượng đá và làm chậu cảnh.
Qua những lần mày mò và kiên trì học hỏi, bước đầu Công cũng đã cho ra đời những sản phẩm từ đôi bàn tay ngắn ngủi của mình. Công đã làm được hình dáng của một chiếc chậu bằng xi măng và các bể cảnh đắp hình ông tượng, con vật, đồ vật đặc trưng trong cuộc sống. Những tác phẩm vô cùng phong phú và bắt mắt mọi người xem đều khen ngợi. Ngoài ra Công còn làm tặng rồi kỷ niệm lại cho rất nhiều người.
“Tuổi trẻ có ước mơ khát khao. Em cũng chẳng mong mỏi gì hơn ngoài việc học thật tốt nghề làm bể chậu cảnh này để mai này giúp đỡ được gia đình. Để mọi người có cái nhìn khác hơn về bản thân mình. Em dự định theo học hết cấp 3 sẽ theo đuổi nghề này vì em say mê thật rồi…”. – Công nở nụ cười hiền hậu khi tâm sự.
Cuộc sống đã vốn dĩ khó khăn thì chị Bình lại bị tai nạn. Chân trái của chị Bình hiện tại đau nhức triền miên do phải đóng 10 cái đinh vít vào đùi. Hơn 10 năm trước trong lúc bế con đi mua thuốc thì bị xe tông phải, do hoàn cảnh nghèo nàn nên không có tiền đến viện tháo đinh ra nên cứ hễ trái gió trở trời là đau buốt nhức óc. Bệnh tật và tiền thuốc thang hàng tháng cứ đeo bám dai dẳng. Người đàn ông chưa một lần cưới, 17 năm qua cũng lặn biệt tăm sau khi chị sinh được Công, chị buồn nên ít khi nhắc đến.
Chị Bình đã được được hưởng tiền trợ cấp theo chế độ dành cho người tàn tật là 360.000 đồng/ tháng.
Anh Lâm, tuy PV không có dịp gặp gỡ anh nhưng qua lời kể của Công được biết. Anh Lâm là một người hiền lành chất phác. Dù tuổi đã muộn màng nhưng đường tình duyên chưa một lần chớm nở. Bản thân Lâm cũng khát khao về một mái ấm gia đình riêng cho mình nhưng Lâm ý thức được nỗi niềm mơ ước đó không thể thành hiện thực. Với anh Lâm bây giờ chỉ mong sao mỗi ngày có được người làng thuê mướn là hạnh phúc đã trọn vẹn.
Đau thương cứ hiện hữu là vậy nhưng câu chuyện về gia đình chị Nguyễn Thị Bình với 3 người lùn trong hoàn cảnh khánh kiệt nhưng họ luôn sống chan hòa và yêu thương gắn bó đã trở thành nét đẹp đời thường, điều bình dị đối với tất cả mọi người và được chia sẻ rộng rãi trong suốt thời gian qua tại vùng đất xứ nhãn này.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt