Nghệ nhân sáng tạo những chiếc lồng bàn “màn tuyn” xuất ngoại
(THPL) - Người dân ở làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã quá quen thuộc với hình ảnh ông kéo mây, bà đan lồng bàn “màn tuyn” của vợ chồng ông Trần Văn Khá (75 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tiến (72 tuổi).
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Thổn thức với tiếng khèn Mông của nghệ nhân Mùa A Thào
» Nghệ nhân làng Bàu Trúc cả một đời “sống cùng đất”
Chiếc lồng bàn “màn tuyn” tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng 1.200 sợi mây nhỏ đều tăm tắp, được kết tinh bằng 170 giờ lao động miệt mài, qua đôi bàn tay khéo léo làm nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ đất Việt, vươn mình ra biển lớn.
Sản phẩm của làng nghề mây tre đan Phú Vinh có tuổi đời hơn 400 này được coi là “độc nhất vô nhị”. Chiếc lồng bàn “màn tuyn” tinh xảo, trắng muốt, nặng 290gram hiện có giá 30 triệu đồng/chiếc.
Khát khao đổi mới, tạo dấu ấn của thương hiệu Việt
“Ở làng Phú Vinh hiện có tới khoảng 700 hộ làm nghề nhưng chỉ có hai nhà làm lồng bàn là gia đình ông Nguyễn Văn Tĩnh và ông Trần Văn Khá. Chiếc lồng bàn nhẹ tựa như mây, xuyên thấu như chiếc màn có nhiều hoa văn độc đáo thì chỉ có nhà ông Khá mới làm ra được”, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội mây tre đan Chương Mỹ cho biết.
Đến nhà ông Khá, chúng tôi còn được nghe ông kể về cơ duyên bắt đầu với nghề được trời phú này. Ông kể: “Năm 1969, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Khá nên duyên vợ chồng cùng bà Tiến. Cũng kể từ đây, hai vợ chồng ông gắn mình với nghề thủ công truyền thống của Phú Hoa Trang (làng Phú Vinh ngày nay).
Cũng chính vì điều này mà ông Khá vẫn luôn tự hào vì mình là đời thứ 5 nối nghiệp gia đình, nhờ đó cuộc sống của gia đình cũng đủ đầy, nuôi lớn 5 người con ăn học và có nghề nghiệp ổn định.
Ông Khá tâm sự: “Năm 2001, tôi cảm thấy làm ra những mặt hàng vật dụng đại trà cũng bình thường, nên tôi muốn tạo ra sản phẩm chất lượng, mang thương hiệu Việt vươn tầm thế giới”.
Cùng tham gia trải nghiệm “1 ngày làm nghề” cùng vợ chồng ông Khá, tôi như khám phá được hết sự tỉ mỉ, vất vả trong từng công đoạn để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Phải mất 5kg mây tươi, ông Khá mới có thể hoàn thành một chiếc lồng bàn “màn tuyn” vạn sợi như một, tất cả các sợi mây đều giống nhau 100%. Từng sợi mây được kéo mỏng như tờ giấy pơ luya, khi đến công đoạn đan, bà Tiến sẽ nhận ra ngay sợi nào chưa đạt yêu cầu, ông Khá sẽ tuốt lại. Sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý đó chính là bí quyết làm nên tay nghề “vạn sợi như một”.
Điều đặc biệt không nơi nào có chính là dao để tuốt mây. Lưỡi dao để tuốt mây do ông Khá tự nghĩ ra, con dao sắc được kẹp cùng với một thanh sắt lục giác dũa tròn, khi cho sợi mây đi qua sẽ được kéo từ dưới lên trên theo vòng xoáy.
Mây được chọn để làm lồng bàn phải là mây dài, đều không có nhánh quả. Sau khi mang về, bà Tiến sẽ róc hết những mấu còn thừa, tiếp đó mây được chẻ đều rồi đem đi hun sấy và phơi khô. Ở khâu sấy sợi mây, ông Khá sử dụng lưu huỳnh nhằm tạo độ bền và tạo màu trắng tinh.
Quy trình đan nghe có vẻ dễ nhưng đến khi bà Tiến chia sẻ, chúng tôi mới thấy hết được sự cầu kỳ trong từng công đoạn. Bà kể: “Khi đan sẽ bắt đầu từ giữa và kết thúc ở chân của lồng bàn. Một vòng đan khoảng chừng 4cm kể từ núm sẽ đan một đường lông tôm, một tầng mang cá kết nối với vành, rồi thắt con ong… cứ thế cho đến vòng thứ 2, đan nong thưa cho đến hết. Do đó, thời gian làm chiếc núm mất ba ngày, làm mâm mất 7 ngày và thêm 7 ngày đan khung, một tháng chỉ làm được hai chiếc”.
Nỗi lo mất nghề
Vợ chồng ông Khá suốt bao đêm trăn trở về người kế nghiệp, bà Tiến bộc bạch: “Có đến 5 người con, 20 cháu - chắt nhưng chẳng một ai chịu nối nghiệp. Chúng tôi tuổi ngày một già, cùng lắm cũng chỉ duy trì nghề được vài năm nữa. Cũng tận tình chỉ dạy cho cả những người lành nghề trong làng đến học, nhưng được vài buổi là họ nản, làm lồng bàn kiểu này rất khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tay nghề cao”.
Luôn tự hào vì tay nghề của bố mẹ được thị trường đón nhận, anh Trần Văn Khen (con trai cả của ông Khá) cũng phải đổi nghề vì sự thay đổi của kinh tế thị trường, anh cùng các anh em buộc phải lựa chọn một nghề khác phù hợp hơn.
Nhận thấy sự độc đáo, mới lạ về sản phẩm của làng nghề, năm 2010, chiếc lồng bàn “màn tuyn” đã được Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) mang đi triển lãm tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2012, vợ chồng ông Khá được mời đi giao lưu, biểu diễn tay nghề tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
Trong Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Chiếc lồng “màn tuyn” đã xuất sắc vượt qua hàng trăm sản phẩm và giành giải Nhất. Đến nay, vợ chồng ông Khá đã cho ra thị trường hơn 400 chiếc được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứng nhận chiếc lồng bàn của ông Trần Văn Khá đoạt giải nhất hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Lâm Tới (Bài, ảnh)
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt