Nghệ An: Huyện Quỳ Hợp phố núi thay áo mới
(THPL)- Xuất phát điểm từ một huyện miền núi nghèo ở miền Tây Nghệ An, giàu truyền thống cách mạng và tinh thần đoàn kết dân tộc các đồng bào thiểu số nơi đây, song song nỗ lực, tinh thần tự lập tự cường và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã chung lưng đấu cật, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
» Nghệ An: Nỗ lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao ở xã Nghi Xuân
» Nghệ An: Khám phá 5 địa điểm du lịch ở huyện lúa Yên Thành
» Nghệ An: Khai mạc giải chạy Nông thôn Việt Marathon – Nghệ An 2023 “Về miền Ví, Giặm”
Khoảnh khắc đêm 19/4/2023 sự kiện Quỳ Hợp kỷ niệm 60 năm thành lập huyện. Ảnh: Hoàng Thông
Nỗ lực vươn lên, quyết tâm dành thắng lợi mới
Nếu như trước đây, Quỳ Hợp nằm vị trí đường cụt, chỉ có độc đạo tuyến quốc lộ 46 thì đến nay toàn huyện đã có 1.272km cùng hệ thống cầu, cống đồng bộ; trong đó quốc lộ có 4 tuyến, tổng chiều dài 132km; 15 tuyến tỉnh, huyện lộ, tổng chiều dài 211km… phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Nhờ đó mà thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Vùng Hạ Sơn, Vân Lợi nằm phía nam của huyện Quỳ Hợp trước đây được mệnh danh là vùng “Lam sơn chướng khí, rừng xanh núi đỏ”. Nhưng từ ngày được đầu tư xây dựng cầu, khai thông đường, kéo điện về, được trang bị, tiếp cận phương thức làm ăn mới, bà con tập trung trồng mía và các loại cây ăn quả, xây dựng nhiều trang trại VAC kết hợp trồng rừng . Từ đây, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện, nâng cao . Kinh tế phát triển, người dân chủ động đầu tư nâng cấp nhà cửa, xây tường rào, điện đường, trường trạm và các khu dân cư đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. trồng hoa cây cảnh, tạo mỹ quan đẹp như phố núi nấp mình thấp thoáng trong sương mai.
Nhờ có hệ thống giao thông phát triển đã giúp nhiều xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa, xã 135 của huyện miền núi còn nhiều khó khăn này đẩy nhanh việc phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó thu nhập đầu người ở đây bình quân đạt 43 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ số hộ nghèo xuống còn 8%.
Trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp Phan Đình Đạt cho biết: " Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được huyện Quỳ Hợp xác định là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục và tập trung thực hiện, bắt tay xây dựng nông thôn mới đã khó, nay xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi khó gấp bội. Tuy nhiên bằng sự quyết tâm cao, được sự đồng lòng của nhân dân cùng với sự hỗ trợ của cấp trên đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã giúp huyện khó này đẩy nhanh quá trình trình xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, toàn huyện có 6 xã và 16 xóm của 14 xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. Từ năm 2010 đến năm 2023, tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt hơn 2.000 tỷ đồng.Phát huy lợi thế, tiềm năng là địa phương có nhiều tài nguyên thiên nhiên, như đai đỏ bazan, đá trắng, thiếc... do đó phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được xác định là khâu đột phá, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển kinh tế-xã hội. Để hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến Quỳ Hợp, lãnh đạo huyện qua các thời kỳ đều tạo điều kiện và môi trường thuận lợi. Đến nay, huyện có 6 cụm công nghiệp; 158 xưởng sản xuất, chế biến đá, quặng thiếc phát triển ổn định cùng các doanh nghiệp cơ sở sản xuất lớn trên địa bàn như Nhà máy đường NASU, Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An… hằng năm tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
Cùng với đó, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, các hoạt động bưu chính, viễn thông phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân và du khách khi về với phố núi. Quỳ Hợp phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người hơn 70 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “công nghiệp xây dựng, dịch vụ thương mại, nông nghiệp”; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, phục vụ tốt đời sống nhân dân…
Nhận thấy trên địa bàn Quỳ Hợp có nhiều cây dược liệu quý, năm 2022, Hợp tác xã (Tĩnh Sáng Đường) được thành lập nằm trên địa bàn xã Yên Hợp, đây là một xã thuộc chương trình 135 . Với mong muốn đưa các sản phẩm có giá trị chất lượng, sạch, an toàn từ các thành phần tự nhiên để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng, hợp tác xã đã cho ra mắt hơn 30 loại sản phẩm, nổi bật như: Trà Cà gai leo túi lọc, bột rau má sấy lạnh, mang thương hiệu ( mật ong Tĩnh Sáng Đường) cung ứng thị trường trong và ngoài nước…"
Trưởng ban Tuyên giáo huyện Quỳ Hợp Trần Văn Tuấn chia sẻ: Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng các mô hình cây dược liệu trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, Quỳ Hợp sẽ tập trung nhân rộng thêm nhiều mô hình như hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường. Cùng với đó, với lợi thế đất bazan, huyện Quỳ Hợp đang khuyến khích, tập trung liên kết tích tụ ruộng đất, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.Huyện cũng hình thành các mô hình sản xuất tập trung công nghệ cao, sản xuất hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế . Phấn đấu đưa huyện Quỳ Hợp từng bước trở thành trung tâm cây ăn quả và là điểm sáng về việc xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu của tỉnh Nghệ An. Đến nay, huyện đã xây dựng được 14 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn “3 sao”.
Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng xây dựng thôn bản, đậm đà bản sắc dân tộc
Quỳ Hợp được thành lập từ năm 1963 trên cơ sở tách 10 xã: Châu Quang, Châu Thành, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cường, Châu Lý, Châu Đình, Châu Yên thuộc huyện Quỳ Châu và 3 xã: Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Đàn. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An tháng 4 năm 2011.
Năm 2001, huyện Quỳ Hợp vinh dự được Bộ Văn hóa-Thông tin và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chọn chỉ đạo xây dựng huyện điểm văn hóa miền núi và dân tộc thiểu số.Từ đó, lĩnh vực văn hóa có nhiều khởi sắc, chuyển biến mạnh mẽ; cơ sở vật chất và thiết chế văn hóa được đầu tư, xây dựng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát động sâu rộng, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng dân cư. Đến nay, toàn huyện có 85,5% làng, bản, khối, xóm đạt danh hiệu văn hóa; xây dựng được nhiều xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Các xóm, bản, khối ở Quỳ Hợp đều xây dựng, bổ sung hương ước có chất lượng, đúng pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, dân tộc, đặc biệt quan tâm việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc như đưa dân ca vào trường học, đặc biệt là dân ca Thái và Thổ; duy trì và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ văn hóa dân gian để bảo tồn, trao truyền và phát triển các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc như: nhuôn, xuối, lăm, khắp, đu đu điềng điềng, tập tình tập tang; khắc luống, cồng chiêng, nhảy sạp...
Hằng năm, huyện tổ chức các hoạt động Lễ hội văn hóa truyền thống Mường Ham, đền Choọng . Ảnh : Hoàng Thông
Cùng với các giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, công tác phát triển văn hóa du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc cũng được xác định là khâu đột phá, là động lực quan trọng để xây dựng huyện nhà phát triển một cách toàn diện và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi, chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Qua đó, xây dựng quê hương Quỳ Hợp ngày càng giàu đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc . Trên vùng đất giàu truyền thống văn hiến cách mạng này, bằng sức lao động biền bỉ, năng động, sáng tạo và khát vọng vươn lên với tinh thần tự lực, tự cường. Mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng dân trong huyện sẽ viết tiếp hành trang thành tích mới trong thời kỳ CNH-HĐH. Dẫu chặng đường phía trước tới đích của một huyện Qùy Hợp văn minh giàu mạnh còn bao điều phải làm, bao thử thách phải cần phải vượt qua. Nhưng từ những kinh nghiệm trở thành bài học - Từ thành quả lấy làm động lực - Từ lắng nghe để chắt lọc giá trị tinh túy - Từ tầm nhìn để kiến tạo thêm những đột phá.
Hội thi mặc đồng phục khăn đội đầu màu xanh lá mạ với Lễ hội ngày hội (Lồng tồng) tức ngày hội xuống đồng của đồng bào người thái Quỳ Hợp. Ảnh: Hoàng Thông
Trong công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, đồng bào các dân tộc Quỳ Hợp đã vững chí, bền gan, sẵn sàng đánh trả quân xâm lược để giữ yên bản làng và gắng hết sức mình làm việc bằng hai với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược". Hơn 12 ngàn lượt nam nữ thanh niên Quỳ Hợp đã lên đường hoà nhập với những đoàn quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Những người con ưu tú của quê hương ta đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, góp phần làm nên Đại thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, hôm nay Quỳ Hợp đã là ngôi nhà chung của gần 13,8 vạn người từ khắp mọi miền đất nước cùng đến đây sinh cơ lập nghiệp.
Một buổi sinh hoạt của CLB văn nghệ dân gian dân tộc Thổ ở huyện Quỳ Hợp . Ảnh : Hoàng Thông
Hoàng Thông- Phan Châu
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt