Gìn giữ nghề làm ghế mây truyền thống của người Dao đầu bằng
(THPL) - Bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) nằm ở độ cao 1.500m có 63 hộ dân đồng bào Dao đầu bằng sinh sống. Nền kinh tế của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống, một trong số đó là nghề làm ghế mây.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Chị Tẩu Thị Nhân, 46 tuổi cho biết: Chiếc ghế mây cũng giống như một người bạn đồng hành không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con đồng bào Dao đầu bằng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đầu ra và nguồn nguyên liệu sản xuất dần bị thu hẹp nên hầu hết bà con đã bỏ nghề hoặc chỉ làm để dùng trong gia đình.
Hiện nay, số hộ làm nghề ở bản Sì Thâu Chải chỉ đếm trên đầu ngón tay, phần vì do nguồn cây mây ngày càng hiếm, không thể trồng mà chỉ có ở trên rừng. Không những vậy, nghề làm ghế mây lại đòi hỏi sự khéo léo, chuẩn xác và tỉ mỉ trong từng công đoạn, chỉ cần sai sót là phải bỏ đi toàn bộ chiếc ghế. Do đó, phải người đã có kinh nghiệm lâu năm mới có thể làm ra được thành phẩm ghế mây chắc chắn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, cách tạo khung xương ghế mây của đồng bào Dao đầu bằng cũng vô cùng đặc biệt. Phần thân mây sẽ hơ qua lửa đỏ, được uốn thành hình tròn có đường kính 25cm và 30cm vào một thanh gỗ rồi đem đi đốt dưới lửa để tạo khuôn; sau 3-4 ngày, khung xương ghế đã hoàn thiện.
2 khung mây sẽ được dùng những thanh gỗ dài 20-30 chắc thịt vót nhẵn gắn kết với nhau; chiều cao sẽ tuỳ vào yêu cầu của người mua. Phần nan đan ghế được chẻ dọc theo chiều dài của cây mây rồi buộc thành từng bó treo trên bếp. Điều này sẽ tạo màu vàng óng và độ bền của ghế khi sử dụng. Mây dùng làm khung và mây đan là hai loại có độ dẻo khác nhau. Nếu chọn sai loại mây, ghế sẽ không còn chắc chắn và bền.
Ở công đoạn đan mặt ghế cũng khá phức tạp, tùy vào độ cứng của nan mây để đan theo nong 3 hoặc nong 4 phụ thuộc vào khả năng, thẩm mỹ của người làm miễn sao mặt ghế khít; bền tạo cảm giác êm và thoải mái. Một chiếc ghế mây có tuổi thọ khoảng 20 năm có giá từ 100.000 - 150.000 đồng/chiếc.
Một người làm nghề lâu năm cũng chỉ làm được nhiều nhất 10 chiếc/tuần, cao điểm sẽ có thể tăng gấp đôi số lượng. Nhìn tổng thể, chiếc ghế mây của người Dao đầu bằng giống như một ngôi nhà, các chân đỡ đại diện cho từng người trong gia đình, mặt ghế là mái che; ngụ ý nói sự đoàn kết của tất cả mọi người mới đem lại sự hạnh phúc, êm ấm.
Cũng bởi vì số lượng người làm ghế mây ngày càng ít dẫn đến sự mai một của nghề. Chị Nhân cũng như người lớn tuổi trong làng vẫn đang ngày ngày nỗ lực gìn giữ nghề của cha ông, ngay cả con trai, con gái của chị cũng đã biết làm. Chị Nhân bày tỏ: “Nếu không ai biết làm thì nghề sẽ mất, nên đời trước phải dạy đời sau, sao cho nghề đan ghế còn sống mãi. Ghế mây - hiện thân không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa, minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo của đồng bào Dao đầu bằng"....
Nói về nghề làm ghế mây truyền thống của người Dao đầu bằng, ông Trần Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch Lai Châu cho biết: Tỉnh Lai Châu cũng đã có những giải pháp để hỗ trợ, bảo tồn nghề đan ghế mây truyền thống thông qua các lớp truyền dạy nghề thủ công truyền thống. Công tác bảo tồn những giá trị tốt đẹp của người Dao đầu bằng đã và đang ngày càng được quan tâm, chú trọng. Việc này sẽ góp phần gìn giữ, bảo tồn truyền được nghề tới thế hệ trẻ và củng cố thế hệ kế cận nghề đan ghế mây truyền thống của dân tộc Dao đầu bằng.
Mạnh Hùng
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt