Giá vé máy bay dịp cao điểm: "Sốc" với mức giá rẻ bất ngờ tại Thái Lan, Việt Nam vẫn "trên trời"
Việc Thái Lan giảm giá vé máy bay ngay trước lễ hội Songkran (tết té nước) chứng tỏ quyết sách táo bạo ít quốc gia nào theo kịp. Trong khi tại Việt Nam, mùa cao điểm, giá vé lúc nào cũng cao choáng váng.
Tin liên quan
» Giá vé máy bay tăng "chóng mặt", kỷ lục lên tới 18 triệu khứ hồi nội địa dịp 30/4
» Lo ngại vé máy bay tăng cao, nhiều doanh nghiệp lữ hành mở bán tour 30/4 sớm
Quyết "chơi lớn" để thu về nhiều hơn
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Thái Lan mới đây thông báo giá vé máy bay trên 3 tuyến nội địa phổ biến của nước này sẽ rẻ hơn từ 3,8-14% trong dịp lễ hội té nước Songkran, bắt đầu từ thứ Sáu (12/4).
Trên Bangkok Post, quan chức trên cho hay giá vé tại 6 hãng hàng không (Thai Airways, Thai Airasia, Bangkok Airways, Thai Lion Air, Nok Air và Thai VietJet), bay giữa Bangkok và Chiang Mai, Krabi và Phuket được giới hạn ở mức 3.000 baht (hơn 2 triệu đồng) mỗi chuyến, một chiều.
So với dịp Tết Nguyên đán 2024, chi phí trung bình giảm 9,8% trên tuyến Bangkok - Phuket, 14% đối với Bangkok - Chiang Mai và 3,8% đối với Bangkok - Krabi.
Năm nay, Thái Lan tổ chức lễ hội truyền thống Songkran tại 20 tỉnh, thành, kéo dài từ 12 đến 16/4; một số địa phương tổ chức sớm và kết thúc muộn hơn nhằm thu hút khách du lịch.
Dù quý II được coi là mùa thấp điểm, du lịch Thái Lan dự kiến sẽ thu về 614 tỷ baht doanh thu khi số chuyến bay nội địa tăng vọt nhờ sự kiện Songkran.
Trong cao điểm lễ hội, 6 sân bay quốc tế Thái Lan đón khoảng hơn 2,6 triệu lượt khách, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 1,65 triệu lượt khách quốc tế, tăng 46% và hơn 960.000 lượt khách nội địa, tăng 6,59%.
Phân tích dưới góc độ kinh doanh lữ hành, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, cho rằng, đằng sau chuyện Thái Lan "chơi lớn" khi quyết định giảm giá vé đúng dịp cao điểm về khách du lịch là cách tính toán, xác định mục tiêu của ngành du lịch nước này.
Bởi Thái Lan xác định nguồn thu không chỉ giá vé máy bay, phòng khách sạn mà là toàn bộ chi tiêu của khách du lịch (cả trong nước và quốc tế), từ mua sắm, ăn uống, vui chơi,... đến những dịch vụ khác; từ đó, sẽ tính toán và có chính sách hỗ trợ cho hàng không, để các nhà cung cấp dịch vụ giảm giá tạo thành giá tour hấp dẫn.
“Khách Việt Nam chi 8-10 triệu đồng mua tour đi Thái Lan, nhưng sang đó họ tiêu bằng, thậm chí vượt số tiền đã bỏ ra, đó là điều mà du lịch xứ sở chùa Vàng nhắm đến”, ông Hoan nói.
Theo ông Hoan, du lịch Thái Lan luôn tính bài toán dài hạn. Lễ hội Songkran được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể năm 2023 nên chính quyền nước này đã lên kế hoạch truyền thông rất hấp dẫn, từ sớm và quyết định không tăng giá dù khách đông kỷ lục. Họ chấp nhận lỗ hoặc không có lãi để tạo cái nhìn thiện cảm, kéo khách đến nhiều hơn.
Một số quốc gia khác cũng hỗ trợ du lịch thông qua việc giảm giá vé máy bay. Ông Hoan dẫn chứng, giá tour đi Trương Gia Giới, Thành Đô, Côn Minh,… của Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều nhờ chính phủ nước này dùng ngân sách trực tiếp hỗ trợ hàng không. Như bay Trương Gia Giới, khách được hỗ trợ khoảng 20-30% giá vé.
Trong khi đó, tại Việt Nam, ông Nguyễn Công Hoan thấy rằng, vào mùa cao điểm du lịch, khách lúc nào cũng canh cánh 3 nỗi sợ: sợ đắt, sợ chặt chém, sợ đông đúc.
Tìm cách giải bài toán "đau đầu"
Ngoài những lý do khách quan khiến giá vé bay trong nước năm nay vừa đắt đỏ vừa khan hiếm, như hơn 20 máy bay phải sửa chữa, bảo dưỡng động cơ; hàng không hãng ngừng hoạt động, hãng thu hẹp kinh doanh… thì việc phải gánh hơn 20 loại phí trực tiếp và gián tiếp cũng là lý do khiến giá vé bị đội lên cao, khoảng 60-70% nếu chưa có thuế, phí.
Hệ lụy là, trong quý I/2024, lượng khách quốc nội đi lại bằng đường hàng không chỉ đạt 17,5 triệu lượt, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần cũng bởi giá vé máy bay “trên trời”.
Các chuyên gia hàng không cho rằng, điều này không chỉ khiến các hãng hàng không thiệt hại mà ngay cả Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), doanh nghiệp quản lý nhiều cảng hàng không tại Việt Nam, cũng hụt nguồn thu. Chưa kể, lượng khách du lịch sụt giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch, các địa phương và cả nền kinh tế.
Với ngành du lịch, việc giá vé máy bay đắt khét dịp cao điểm, như thừa nhận của lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam tại họp báo thường kỳ Bộ VH-TT&DL hôm 11/4, là “vấn đề rất đau đầu”. Lãnh đạo Cục này "luôn trăn trở, đã làm việc với các đơn vị kinh doanh hàng không” và tới đây sẽ đề xuất cơ quan thẩm quyền đánh giá lại nhu cầu, chi phí để có chính sách giá phù hợp.
Tuy nhiên, ngoài vai trò của cơ quan quản lý TƯ, ông Nguyễn Công Hoan đề xuất nên đặt vấn đề ở phía địa phương.
Bởi khi giá vé máy bay cao ngất ngưởng, bất lợi nhất vẫn là điểm đến, đặc biệt với một số tỉnh tại miền Trung như Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên),… hay đảo Phú Quốc, do lượng khách đến bằng đường hàng không sụt giảm. Trong khi đó, thị trường khách nguồn tại chỗ không có hoặc có tệp khách hàng nhưng ít ỏi, chi tiêu không cao.
Do vậy, các địa phương cần tính toán, xem xét hỗ trợ các hãng hàng không tăng tần suất, mở đường bay đến địa bàn. Đông khách đồng nghĩa với hạ tầng, khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch,... sẽ phát triển theo.
Như Bình Định trước đây hỗ trợ 200.000 đồng mỗi hành khách khi hàng không mở đường bay mới. Thanh Hóa cũng có chính sách hỗ trợ các hãng tới 3 tỷ đồng nếu mở đường bay mới trong nước, 5 tỷ với đường bay quốc tế tới cảng Thọ Xuân. Cà Mau cũng hỗ trợ 7 tỷ đồng cho hãng bay mở đường bay mới tới địa phương này...
Tiến Minh (Tổng hợp)
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt