20:35 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đáng thương cảnh mẹ già 81 tuổi chăm 5 con tâm thần

| 07:53 01/05/2018

(THPL) - Năm nay, cụ bà Nguyễn Thị Lực (sinh năm 1937, ngụ tại xã Phụ Khánh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), ở cái tuổi “gần đất xa trời” nhưng vẫn bón từng thìa cơm, tắm giặt…cho 4 người con điên dại. Nỗi nhọc nhằn, vất vả cứ gồng lên đôi vai người mẹ với bốn người con chỉ biết ú ớ, kêu la, đập phá.

Càng lớn càng dại

Con gái ngoài 40 tuổi nhưng ngờ nghệch và sợ người.
Con gái ngoài 40 tuổi nhưng ngờ nghệch và sợ người.

“Hồng ơi con đâu rồi?” là tiếng gọi đầu tiên chúng tôi bắt gặp khi vừa đặt chân đến cổng nhà bà Nguyễn Thị Lực (xã Phụ Khánh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ). Hình ảnh ban đầu đập vào mắt chúng tôi trước gia đình khổ hạnh ấy ấy người con của bà đang ngồi lê lết, ánh mắt đầy sợ hãi khi thấy người lạ. Bà Lực đang mải trói con út vào gốc cây, cảnh tượng khiến ai thấy cũng không khỏi xót xa.

Các con tội nghiệp của bà là Chu Văn Quyết (1962), Chu Thị Hạnh (1964), Chu Thị Xuyến (1965), Chu Thị Hồng (1966) và Chu Văn Toản (1982). Tất cả đều mất nhận thức, thần kinh bất ổn định, riêng anh Toản vì ảnh hưởng chất độc da cam nên dù mới ngoài 30 nhưng đầu đã bạc trắng.

Cụ Lực chưa một ngày yên lòng vì con.
Cụ Lực chưa một ngày yên lòng vì con.

Vợ chồng bà Lực sinh được cả thảy 8 người con, 3 người con đầu lần lượt bỏ ông bà đi vì bạo bệnh, 5 người con còn lại thì đều có tâm tính không được bình thường. Con bà lúc sinh ra cũng như bao đứa trẻ khác nhưng càng lớn lại càng trở nên ngu ngơ, mất nhận thức. Nỗi đau thêm chồng chất khi chồng bà đột ngột ra đi vì bệnh tim để lại bà với 6 đứa con thơ dại.

Thương con, bà Lực đưa các con đi chạy chữa khắp nơi nhưng khi nghe kết luận của các bác sĩ bà chỉ biết đưa con trở về trong vô vọng. Ngày ấy, nuốt nước mắt vào trong, bà tự nhủ sẽ dành cả phần đời còn lại để chăm con.

Căn nhà lụp xụp chen chúc không nghe một tiếng trò chuyện chỉ có những tiếng ú ớ, la hét. Năm người con đều đã ngoài 40 tuổi nhưng không thể tự làm bất cứ việc gì, từ việc vệ sinh cá nhân đến bữa ăn giấc ngủ đều một tay bà chăm lo.

Mâm cơm đạm bạc của mẹ con cụ Lực.
Mâm cơm đạm bạc của mẹ con cụ Lực.

“Chúng nó có biết gì đâu, chỉ biết ú ớ, lúc đói khát hay đau ốm thì gào khóc. Sinh con ra nhưng chưa một lần được nghe con gọi tiếng Mẹ trọn vẹn”, bà Lực nghẹn ngào.

Nhìn đứa con út đang bị trói vào gốc cây, bà Lực không nói một lời mặc cho những giọt nước mắt lăn dài trên má. Bàn tay gầy guộc thỉnh thoảng lại bấu vào vạt áo như kìm nén nỗi đau mà những đứa con của mà phải chịu đựng.Bà bảo, mỗi lúc lên cơn bệnh, các con lại tự xé những manh quần áo trên người do bà con làng xóm cưu mang. Sau đó, bà lại phải tỉ mẩn khâu lại.

"Cá chuối đắm đuối vì con".

Ngày ngày, người mẹ già lầm lũi chuẩn bị cơm nước đạm bạc bên những người con ngờ nghệch, thường xuyên lên cơn đập phá.
Ngày ngày, người mẹ già lầm lũi chuẩn bị cơm nước đạm bạc bên những người con ngờ nghệch, thường xuyên lên cơn đập phá.

Hằng ngày, năm mẹ con bà chỉ ăn hai bữa sáng, tối. Ngày chúng tôi đến, nhìn mâm cơm chỉ vỏn vẹn bát canh rau dền và nước mắm. Trước đây còn khỏe mạnh, bà trồng thêm củ khoai, củ sắn quanh vườn để độn cơm cho các con ăn thêm, nhưng mấy năm trở lại đây, sức khỏe giảm sút không làm được việc nặng, những bữa ăn cũng vì thế mà vơi bớt đi.

Bữa ăn hàng ngày chỉ có cơm độn sắn, rau má, rau muống chấm nước muối, nước mẻ. Ở vườn, rau cỏ có thứ gì ăn thứ nấy, sắn trồng rồi ăn từ lúc còn non, không biết đến bữa cơm thịt, cơm cá bao giờ.

Những đứa con ngờ nghệch...
Những đứa con ngờ nghệch...

Một ngày, năm mẹ con chỉ có hai bữa cơm: sáng và tối. Chứng kiến bữa cơm tại nhà cụ Tảo sẽ không ít người phải chạnh lòng, xót xa khi trong mâm chỉ có canh rau rừng và vài miếng cà muối. Cụ Lực than thở: “Khổ cực thế này thì cũng chỉ cốt no bụng, sống cho qua ngày mà thôi”.

Cô Nguyễn Thị Bản- hàng xóm cụ Lực kể: “Có bữa cơm nào bà ấy được yên đâu, cứ cho được đứa này ăn thì đứa kia lại chạy, đến bữa ăn cứ như chơi đuổi bắt. Còn mâm cơm thì bữa nào sang cũng thấy chỉ có vậy. Thương xót lắm nhưng cũng bất lực, chỉ giúp bà được phần nhỏ thôi”.

Ở cái tuổi xế chiều, phần vì không ai trông con, phần vì không thể làm những công việc nặng nhọc được nữa nên cụ Lực đành bỏ ruộng. Số tiền hàng tháng nhà nước trợ cấp cho cụ và các con dường như không đủ để trang trải cho cuộc sống nhọc nhằn: tiền điện, tiền lúa gạo, tiền thuốc cho con.

Bên căn nhà xập xệ, các con của cụ chỉ quanh quẩn một góc đi ra rồi lại đi vào, cứ dở cười, dở khóc, đói thì la hét, gào khóc, quần áo mẹ mặc cho lại xé toạc đi. Năm người con đều đã ngoài 30 nhưng tất cả đều không biết nói.

“Chúng nó có biết gì đâu, bố chết cũng không biết, chúng chỉ kêu như tiếng chim, chuột vậy thôi, từ khi sinh ra tới giờ ngay cả tiếng mẹ cũng chưa một lần chúng gọi được”, cụ Lực nói.

Sợi dây thừng để trói con, làm thắt lòng người mẹ già.
Sợi dây thừng để trói con, làm thắt lòng người mẹ già.

Sinh ra những người con không được lành lặn, quanh năm ú ớ, gào thét, đập phá đồ đạc và đuổi đánh lẫn nhau mỗi khi trái gió trở trời lại không thể làm bất cứ việc gì, mọi việc trong nhà đều chất chồng lên đôi bàn tay người phụ nữ bất hạnh. Hàng ngày cụ Lực phải tắm giặt, thay quần áo cho các con. Nấu cơm xong nhưng đến bữa phải xới cơm cho các con ăn, không đưa tận tay họ không biết cầm lấy mà ăn.

Một người phụ nữ kiên cường và đầy nghị lực, với đôi chân gân guốc, nứt nẻ, đôi bàn tay gầy gò, trai sờn, cụ đã đi cùng các con qua những năm tháng khốn khó của cuộc sống.Đôi tay ấy, ngày ngày vẫn phải lôi con về ăn cơm, thậm chí phải dùng dây thừng để trói con vào một góc nhà vì người con cả cứ chạy lang thang. Và đôi chân ấy vẫn phải chạy theo con, đi tìm con ngoài đường, ngoài rừng, ra những đống mồ mả.

Hoàn cảnh của gia đình bà Lực khiến ai trông vào cũng đều thương xót. Bà Lê Thị Hiền, hàng xóm thân cận bên nhà bà Lực chia sẻ: “Gia đình bà Lực có lẽ là khổ đến tận cùng rồi, hàng xóm ai cũng nghèo khó không giúp được cho bà nhiều, cứ mỗi đêm nghe chó sủa lại cùng bà lên đồi tìm con. Có hôm nó ngồi ở nghĩa trang, có hôm nó nằm ngay trên đồi. Nhìn cảnh tượng không ai kìm lòng được”

Mấy năm về trước, bà Lực vẫn nuôi được thêm con lợn, con gà kiếm đồng ra đồng vào, vậy mà có những hôm đi làm đồng về thấy chuồng trại trống trơn, các con bà do không nhận thức được gì nên cứ thấy người lạ là chạy đi, kẻ trộm lợi dụng đến bắt hết lợn, gà. Kể từ đó, mỗi khi ra ngoài thì bà khóa cửa, nhốt các con lại để không chạy lung tung đề phòng kẻ trộm vào lấy đi những thứ đồ có "giá trị" trong nhà.

“Mẹ Lực ” suốt mấy chục năm qua chưa có một đêm yên giấc, lúc nào cũng thấp thỏm canh con. Một, hai giờ sáng con của cụ thức giấc rồi chạy ra ngoài rừng kêu la, gào thét ầm ĩ. Những đêm đông lạnh tê buốt, hay những đêm mưa gió sấm chớp, cũng phải đội mưa mon men lên rừng, ra bãi tha ma tìm con. Sức già không theo nổi con, cụ cứ gắng giọng mà gọi con quay về trong bất lực.

Trên gương mặt khắc khoải những khổ đau, bất hạnh, cụ Lực tâm sự: “Làm mẹ sinh con ra, thấy con như vậy đau đớn lắm, nhưng biết làm thế nào được, số phận cả rồi, ông trời đã không thương thì mình có tránh cũng không được ”.

Nay, tuổi cao lại mắc thêm bệnh viêm hạch não nên bà Lực không thể đi làm thuê để kiếm tiền nuôi con. Nhà 6 người chỉ biết trông cậy vào số tiền trợ cấp ít ỏi để lo bữa rau cháo qua ngày.Đôi khóe mắt nhăn nheo của cụ dưng dưng, chỉ chờ để trực trào, có lẽ suốt mấy chục năm qua người mẹ ấy đã phải nuốt nước mắt vào trong, để mạnh mẽ cùng các con sống tiếp những tháng ngày cơ cực, nghèo đói.

Cụ Lực nghẹn ngào nói: “Tôi còn sống thì chúng còn được trông nom, chăm sóc. Tôi chết đi rồi không biết chúng bơ vơ, trôi dạt đi đâu, sống chết ai hay. Chỉ mong có tổ chức nào có thể đưa các chúng nó về trại dành cho người tâm thần, tàn tật để chúng được sống nốt quãng đời còn lại”.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu