Chồng chết, lại mang bệnh nặng, cô giáo người Vân Kiều nén đau dạy học
Vừa rời bệnh viện Trung ương Huế được ít ngày, dẫu sức khoẻ còn yếu nhưng cô giáo người Vân Kiều vẫn tiếp tục lên lớp dạy học. Đưa ánh mắt về phía học sinh, cô Tiến thở nhẹ rồi khẽ cất lời: “Thà tôi chịu đau chứ không muốn việc học của trò bị gián đoạn!”
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
Mắc bệnh hiểm nghèo đã nhiều năm nay, cô giáo Hồ Thị Tiến (SN 1972, giáo viên trường TH và THCS Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), vẫn chống chịu cơn đau đến lớp. Cô không muốn mình làm ảnh hưởng đến việc học tập của con trẻ.
Khi năm học 2018-2019 vừa trải qua vài ngày, chúng tôi tiếp nhận câu chuyện bất hạnh của cô giáo Tiến – người Vân Kiều ở thôn Khe Me, địa phương nghèo nhất của xã Linh Thượng.
Cùng chúng tôi đến thăm cô Tiến, thầy giáo Nguyễn Đăng Kham - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Linh Thượng cho biết, cô Tiến được phân công về giảng dạy ở điểm trường Khe Me. Điểm trường gần nhà nên cũng tiện cho cô trong sinh hoạt lẫn giảng dạy. Việc này cũng nhằm chia sẻ, tạo điều kiện cho cô Tiến có thời gian chữa trị bệnh tật.
Mang trên mình căn bệnh Lupus ban đỏ đã hơn 3 năm nay, cô Tiến phải vào viện điều trị định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cô nói rằng, bệnh viện như là ngôi nhà thứ hai đối với cô. Hàng tháng cô Tiến đều phải vào viện điều trị vài ngày. Riêng thời gian nghỉ hè vừa qua, cô phải điều trị cả tháng liền.
Cô Tiến kể: “Năm 2015, tôi phát hiện sức khỏe của mình yếu đi, người mệt mỏi nên gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị khám. Điều trị ở đây một thời gian dài nhưng không phát hiện ra bệnh, người càng sa sút. Cuối 2015, gia đình đưa vào bệnh viện Trung ương Huế khám thì phát hiện bị bệnh Lupus ban đỏ. Tôi không biết đây là bệnh gì, có nghiêm trọng hay không, chỉ được nghe nói đây là một dạng của ung thư máu”.
Theo đuổi sự nghiệp dạy chữ nhiều năm, cô Tiến luôn khát khao được cống hiến sức mình cho sự nghiệp giáo dục. Cô luôn trăn trở phải tận tâm dạy chữ cho những đứa trẻ nơi cô sinh sống, cũng như cộng đồng Vân Kiều vốn đã gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi, cái chữ còn chưa thể đọc thông viết thạo. Bản thân cô hiểu được niềm khát khao con chữ Bác Hồ của các thế hệ.
Thế nhưng, niềm mong mỏi lớn nhất của cô cũng đang gặp phải những trở ngại do bệnh tật. Căn bệnh hiểm nghèo hành hạ suốt nhiều năm qua, khiến cô phải chịu đựng bao sự đau đớn.
Vợ chồng cô giáo Tiến có 3 người con, trong đó có 2 người con gái cũng theo nghiệp sư phạm với mình. Các cháu đã tốt nghiệp CĐSP Tiểu học và hiện đã có gia đình riêng. Cháu trai út của cô hiện đang học lớp 10 trường THCS&THPT Cồn Tiên.
Để nuôi con cái khôn lớn, cho ăn học như hôm nay, vợ chồng cô Tiến cũng nếm trải đủ mọi vất vả. Chồng cô làm nông nghiệp, khi rảnh thì làm nương, rẫy. Cô Tiến làm giáo viên, với nguồn thu nhập của mình, cô đầu tư cho con đi học đến nơi đến chốn.
Cô giáo người Vân Kiều luôn tự hào với mọi người dân trong bản rằng mình đã từng có một mái ấm hạnh phúc. Đó cũng là ước muốn của nhiều phụ nữ Vân Kiều nói chung. Thế nhưng, niềm hạnh phúc của cô trở nên dang dở khi cô phát hiện mình mang bệnh tật.
Đau lòng hơn, cách đây chừng 1 tháng chồng cô đột ngột lâm bệnh rồi mất, để lại mình cô thân mang bệnh phải chống chọi giữa cuộc đời với nhiều khó khăn.
Hiện sức khỏe của cô Tiến càng suy giảm, mỗi tháng chị phải vào viện khám và mua thuốc uống. Tuy nhiên, chi phí mỗi lần đi viện tái khám cũng tốn hàng chục triệu đồng, chưa kể tiền mua thuốc. Nhiều lúc chị thấy mệt mỏi, xâm xoàng, có biểu hiện sốt rồi lịm dần. Các bác sĩ cho biết bệnh của chị điều trị rất tốn kém nhưng ít khả năng chữa khỏi.
Lúc chồng chị còn sống, mọi việc gia đình đều có người san sẻ, nhưng nay một mình chị phải lo bệnh tật, vừa phải nuôi các con đi học. Để có tiền lo chi phí khám bệnh, chị đã bán đi những tài sản lâu nay tích cóp được: trâu bò, đất rừng, cây cối… nhưng vẫn không đủ.
Với hoàn cảnh éo le như hiện nay, chị Tiến phải cố gắng gượng để sống, điều trị bệnh nhưng nhiều khi chị cũng thấy bất lực. Trong tiềm thức, chị khao khát được sống và đứng trên bục giảng dạy chữ cho học sinh thân yêu của mình. Nhưng ước mơ ấy cũng gặp không ít gian truân.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hồ Văn Hầu - Chủ tịch UBND xã Linh Thượng cho biết, hoàn cảnh gia đình cô Tiến cũng gặp khó khăn. Bản thân cô mang bệnh tật hiểm nghèo phải vào viện điều trị thường xuyên, chi phí tốn kém. Chồng cô Tiến cũng vừa mất nên một thân cô phải lo toan, nuôi con cái ăn học, cuộc sống nhiều vất vả.
Thầy giáo Nguyễn Đăng Kham - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Linh Thượng cho hay, để tạo điều kiện cho cô Tiến chữa bệnh, Ban giám hiệu nhà trường và công đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ, bố trí thời gian dạy hợp lý, các thầy cô cũng giúp bằng việc dạy thay tiết để cô Tiến có thời gian chữa bệnh. Hoàn cảnh cô giáo Tiến rất khó khăn, mong cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ thêm.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Cô giáo Hồ Thị Tiến (Thôn Khe Me, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).
Điện thoại: 0165.888.2563
Thầy giáo Nguyễn Đăng Kham - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Linh Thượng: 0915.322.737
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt