03:08 ngày 22/06/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Chia sẻ thành tựu trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai thực tế

06:14 12/06/2024

(THPL) - Đó là một trong những mục tiêu chính của Hội thảo “Liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và hành nghề Kiến trúc, Quy hoạch và Cảnh quan bằng tiếng Pháp ở Đông Nam Á” do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức.

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự sự kiện, về phía Đại sứ quán Pháp, các tổ chức và các Trường Đại học Quốc tế có: ngài Arnaud Pannier - Tùy viên Hợp tác Giáo dục và Ngôn ngữ, Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam; bà Phạm Thị Bích Liên - Phụ trách dự án Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF; ngài Edmond Dounias - Trưởng đại diện IRD Việt Nam và Philippine; ngài Edgar Doerig - Trưởng đại diện OIF; GS. Labrunye Raphaël - Hiệu trưởng ENSA Normanúcdie; GS. Pierre Fernandez - Trường Đại học ENSA Toulouse, Giáo sư thỉnh giảng của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; GS. François Fleury - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ATE, Đại học Kiến trúc Quốc gia Normandie; GS. Marie-Elisabeth Dubourthoumieu - Đại diện Trường ENSA Bordeaux; GS. Luc Perrot - Giảng viên Trường ENSA Normandie, điều phối viên chương trình Cử nhân Kiến trúc Pháp tại Hà Nội; TS. Men Chandevy - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hoàng gia Campuchia; TS. Soukanh Chithpanya - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc, Đại học Quốc gia Lào.

PGS.TS.KTS Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Về phía Việt Nam có: PGS.TS. Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng; PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; TS. KTS. Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam; TS. Nguyễn Thảo Hương - Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PGS.TS. Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo diễn ra trong 02 ngày 06 và 07/6/2024 gồm 3 phiên (song ngữ Pháp - Việt, dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến): Phiên thứ nhất: Thành tựu và thách thức trong đổi mới đào tạo, nghiên cứu khoa học, hành nghề kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan ở Đông Nam Á; Phiên thứ hai: Hội nhập Quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hành nghề Kiến trúc sư ở Đông Nam Á, kinh nghiệm và đổi mới sáng tạo; Phiên thứ ba: Liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và hành nghề kiến trúc, quy hoạch và cảnh quan bằng tiếng Pháp ở Đông Nam Á, hướng tới xây dựng Trung tâm thực nghiệm sống Quốc tế.

Các đại biểu đã chia sẻ thành tựu trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai thực tế 

Sau hội thảo, tối ngày 07/6/2024, đoàn có chuyến khảo sát thực tế các công trình văn hoá, di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội do PRX hướng dẫn và ngày 08/6/2024 diễn ra chương trình khảo sát mô hình thực tế về bảo tồn, phát huy giá trị di sản tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.

Ngài Arnaud Pannier - Tùy viên hợp tác Giáo dục và Ngôn ngữ - Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam cho biết, năm 2024 cũng là kỷ niệm 50 quan hệ ngoại giao Việt Nam- Pháp, nên những hội thảo Quốc tế như thế này có ý nghĩa rất quan trọng trong hợp tác giữa hai Quốc gia. Dấu ấn các công trình của Pháp tại Việt Nam vẫn còn nhiều giá trị về di sản cảnh quan và tiếp tục được bảo tồn, mở rộng và phát triển.

Được biết, những năm gần đây, quá trình hợp tác Pháp - Việt đã mang lại dấu ấn quan trọng đối với nền kiến trúc, quy hoạch và cảnh quan của Việt Nam. Chương trình Thạc sĩ Pháp ngữ về Thiết kế đô thị, di sản và phát triển bền vững đã đặt nền móng cho các quy định về Thiết kế đô thị trong Luật Quy hoạch và chương trình đào tạo Kiến trúc sư ngành Thiết kế đô thị hiện nay.

Chương trình đào tạo Kiến trúc Cảnh quan Pháp ngữ đã mở ra mã ngành Kiến trúc cảnh quan và đào tạo những Kiến trúc sư cảnh quan đầu tiên của đất nước. Với bề dày gần 25 năm hợp tác với Cộng hoà Pháp và các nước nói tiếng Pháp, đến nay Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã xây dựng được hệ thống liên kết đào tạo Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ ngành Kiến trúc do Chính phủ Pháp cấp bằng, được Bộ Xây dựng và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Bên cạnh những thành tựu đó, có rất nhiều chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo và dự án thực tế với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp và cộng đồng nói tiếng Pháp đã mang lại những dấu ấn văn hoá và khoa học rõ rệt tại các đô thị Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết: Hội thảo “Liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và hành nghề Kiến trúc, Quy hoạch và Cảnh quan bằng tiếng Pháp ở Đông Nam Á” với mục đích chia sẻ thành tựu đổi mới sáng tạo trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai thực tế về kiến trúc, quy hoạch và cảnh quan ở Đông Nam Á; kết nối mạng lưới chuyên gia kiến trúc, quy hoạch và cảnh quan trong khu vực, thúc đẩy phát triển mạng lưới này gắn kết với thế giới; phát huy giá trị các thành tựu đổi mới sáng tạo đã đạt được, hướng tới phát triển mô hình thực nghiệm đô thị sống Laboratoire vivant (Living Lab) dựa trên 4 nền tảng: chính quyền, người dân, khối hàn lâm và khối kinh tế- xã hội.

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu