Các nghi lễ thờ cúng và kiêng kỵ trong ngày Tết
(THPL) - Truyền thống quý báu của người Việt Nam là "Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Từ bao đời nay, truyền thống này vẫn không thay đổi theo thời gian. Chúng ta có thể thấy được qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các phong tục văn hoá Việt vào các dịp lễ, tết, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.
Tin liên quan
- Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
» Năm mới cần kiêng kỵ những gì để đón may mắn, lộc tài?
» Phải kiêng kỵ điều gì trong ngày rằm tháng Giêng?
» Những kiêng kỵ khi cúng Táo quân các gia đình cần tuyệt đối tránh
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng thể hiện niềm tin huyết thống trong mỗi gia đình. Chăm chút bàn thờ cũng là cách để con cháu thể hiện niềm tôn kính và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, nhất là trong những ngày Tết.
Bàn thờ là nơi ngự vị của ông bà, tổ tiên nên luôn được đặt ở vị trí trang trọng và trên cao. Dụng cụ vệ sinh bàn thờ như chổi, khăn lau luôn được dùng riêng. Nước lau bàn thờ thường được lấy từ nguồn nước sạch sẽ. Trên bàn thờ, lưu hương được đặt ở giữa, hai bên là hai chân đèn tượng chưng cho mặt trời, mặt trăng.
Ngày 30 tết, việc bày biện bàn thờ phải hoàn tất. Trên bàn thờ thường có cặp dưa hấu, cặp bánh chưng, hay bánh tép và các loại bánh mứt Tết. Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30 và duy trì ít nhất đến ngày mùng 3.
Mâm ngũ quả
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả. Tục lệ trưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam ảnh hưởng bởi tư tưởng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Mâm ngũ quả là mâm trái cây có 5 loại quả với các màu sắc khác nhau.
Tùy theo phong tục tập quán và quan niệm, mỗi vùng có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng nhưng thông thường đều có cầu – dừa – đủ - xoài – thơm. Ngoài ra có nhà còn chưng thêm trái sung để cầu sung túc.
Hoa trên bàn thờ
Hoa Đào: Đây là loại hoa cắm bàn thờ dịp Tết tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Trong phong thuỷ hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ và mang đến một cuộc sống bình an cho mọi người. Đồng thời hoa Đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Hoa Mai: Đây là loại hoa cắm bàn thờ dịp Tết mang phú quý, tốt lành. Nếu như hoa Đào là loài hoa báo xuân ở miền Bắc thì hoa Mai là biểu tượng cho ngày Tết của miền Nam. Hoa Mai nằm trong danh sách những loài cây quý hiếm và đẹp đẽ. Nó là một trong những loài cây được chọn vào cây tứ quý hay những bức tranh có tựa đề "hoa khai phú quý".
Hoa Cúc vàng: Đây là loại hoa cắm bàn thờ dịp tết thể hiện sự trường thọ, hiếu thuận. Hoa Cúc được xếp thứ hai trong tứ quý tùng cúc, trúc, mai. Cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc, may mắn. Đây còn được xem là loài hoa thể hiện cho lòng hiếu thảo.
Hoa Lay ơn: Hoa Lay ơn tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh tao, trang nhã. Vì vậy, nhiều gia đình lựa chọn đây là loài hoa thắp hương lên bàn thờ vào dịp Tết.
Hoa đồng tiền: Đây là loài hoa cắm bàn thờ dịp Tết mang tài lộc, thịnh vượng. Giống như tên gọi của loài hoa, nhiều gia đình lựa chọn loài hoa này để cắm vào dịp Tết với mong muốn mang lại nhiều tài lộc, thịnh vượng cho gia đình. Bên cạnh đó, loài hoa này còn có ý nghĩa mang lại nhiều sức khỏe, tuổi thọ.
Lễ cúng ngày Tết
Cúng giao thừa
Cúng giao thừa còn gọi là lễ trừ tịch. Theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính của mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bầy với long thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản năm mới. Theo tương truyền, lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa dẹp bỏ những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Cúng ông bà
Ngày cuối cùng của năm, mọi gia đình sẽ làm lễ rước ông bà về vui Tết với con cháu và chuẩn bị cho năm mới tốt đẹp hơn. Ngay sau lễ cúng rước tổ tiên về xem như ông bà đã hiện diện trong nhà, trên bàn thờ lúc nào cũng phải có chà, nước, đèn nhang trong suốt ba ngày Tết. Việc cúng ông bà, tổ tiên trong mấy ngày Tết thể hiện hiếu đạo của con cháu, đồng thời cũng có ý nghĩa cầu mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an, phát đạt suốt năm. Chiều ngày mùng 3 Tết, một mâm cơm thịnh soạn khác được bày biện để tiễn đưa ông bà, tổ tiên đi.
Kiêng kỵ về thực phẩm trên bàn thờ
Nên tránh những loại thực phẩm có hình dạng khó chịu
Thực phẩm có hình thù lạ lùng: Tránh đặt những loại thực phẩm có hình dạng đặc biệt, đặc biệt là những hình thù có thể liên quan đến sự khó chịu hoặc tiêu cực.
Thực phẩm giống hình quá khứa, đồng: Đối với nhiều gia đình, việc đặt thực phẩm giống hình đồng hay quá khứa trên bàn thờ được xem là không tốt vì nó liên quan đến hình ảnh của bất hòa hoặc xung đột.
Quy tắc về việc đặt các mâm cúng và thứ tự các đồ ăn
Mâm cúng phải được đặt ở vị trí cao nhất: Mâm cúng thường được đặt ở vị trí cao nhất để tôn trọng và thể hiện sự kính trọng đối với linh hồn tổ tiên.
Thứ tự đặt đồ ăn theo quy tắc lễ nghi: Thức ăn cần được sắp xếp theo một thứ tự lễ nghi, thường từ nhẹ đến nặng, từ dễ chế biến đến khó chế biến.
Nguyên tắc tránh những thực phẩm có mùi khó chịu
Thực phẩm có mùi tanh: Tránh đặt những thực phẩm có mùi tanh, hay các thực phẩm có thể tạo ra mùi không dễ chịu.
Mâm cúng không nên có mùi lạ lùng: Việc bày tỏ lòng kính trọng cũng bao gồm việc tránh những mùi hôi thối, không phù hợp với không khí tôn nghiêm và tâm linh trong không gian bàn thờ.
Quy tắc kiêng kỵ về thực phẩm trên bàn thờ không chỉ là cách thể hiện lòng tôn trọng đối với tổ tiên mà còn là sự bảo toàn về mặt tâm linh và văn hóa. Việc này giúp duy trì không khí tốt lành và thiêng liêng trong không gian linh thiêng của bàn thờ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn và lòng tôn kính của người con cháu đối với tổ tiên.
Những điều nên làm ngày Tết theo tập tục dân gian:
Mua muối: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", câu nói từ lâu đã trở nên quen thuộc. Người Việt xưa cho rằng muối có thể trừ được tà ma, tình cảm mặn nồng. Do vậy, người Việt thường ra chợ vào sáng mùng 1 Tết mua muối để cầu mong trong các mối quan hệ đều được đậm đà, mặn nồng.
Đi lễ chùa: Trong ngày mùng 1 Tết, người theo Phật giáo có thói quen đi 10 cảnh chùa, từ thời khắc giao thừa đến gần hết ngày mùng 1 có người đi cả 15, 20 ngôi chùa nếu sức khỏe thời gian cho phép. Ngày đầu năm người ta thường đi chùa và nghĩ đến những điều tốt đẹp cho nhau, cho đất nước, cho thế giới, cầu chúc những điều an lành.
Hái lộc: Người Việt tin rằng, ngày đầu năm đi lên chùa hái lộc, lì xì lấy lộc cũng được coi là những đồng tiền nền tảng cho sự nghiệp chân chính. Đây như một lời khích lệ nhắc nhở những người tiếp nhận hồng bao lì xì nỗ lực chân chính, không tin vào sự may rủi, không phó mặc cuộc đời của mình cho sự cứu trợ của cuộc đời, không nên có thần linh chi phối. Mọi điều hạnh phúc khổ đau, giàu hay nghèo là do mình làm ra.
Ngoài ra, người Việt xưa vẫn tin rằng ngày Tết cần đi chúc Tết những người thân quen hay mặc đồ màu đỏ, màu hồng để được may mắn cả năm.
Những điều kiêng kỵ ngày Tết
Kiêng quét nhà: Người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày Tết thì thần tài sẽ đi mất. Quét nhà sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà. Không chỉ kiêng quét nhà, nhiều gia đình còn kiêng đổ rác trong suốt 3 ngày Tết. Vì điều kiêng kỵ này, ngày 30 Tết dù bận rộn đến đâu, gia đình nào cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ. Tất cả phải sạch sẽ, tươm tất trước giờ giao thừa để khỏi quét rác, đổ rác 3 ngày Tết, mọi người luôn giữ gìn nhà cửa, không vứt rác bừa bãi, hoặc nếu phải quét thì quét từ cửa vào trong nhà.
Kiêng cho nước, lửa: Quan niệm lửa có màu đỏ, màu may mắn, nên người ta tối kỵ người khác đến xin lửa nhà mình vào ngày mùng 1. Gia chủ cho rằng cho người khác cái đỏ trong ngày Tết thì gia đình sẽ không giữ được tiền bạc, may mắn trong cả năm.
Nước được ví như nguồn tài lộc. Người ta vẫn chúc nhau ngày Tết “Chúc tiền vô như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn nhà nào cũng đổ đầy nước vào bể hoặc chum vại, với niềm tin năm mới đến sẽ đem theo của cải, tài lộc nhiều như nước, nếu ngày Tết mà tặng nhau nước thì cũng ví như tặng tài lộc. Vì vậy người xưa kiêng cho nước là vậy.
Kiêng làm vỡ các đồ vật: Từ ngày xưa, ông bà ta quan niệm vỡ, bể đồng nghĩa với việc chia cắt, đứt lìa. Sự chia cắt có thể là phải chia cắt với các vật dụng trong nhà cũng có thể là các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Chính vì lẽ đó, những người lớn tuổi luôn nhắc nhở con cháu không được làm vỡ bất kỳ thứ gì trong những ngày Tết.
Ngoài những điều tối kỵ trên, người Việt còn những điều kiêng kỵ khác như: Kiêng vay mượn tiền bạc, kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng 1 nếu không được mời; kiêng cãi nhau, khóc lóc, buồn tủi; kiêng nói những điều không vui, la mắng người khác; kiêng mặc quần áo trắng, đen…
Tú Chi
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt