Bộ Xây dựng công bố kết luận về các nội dung tố cáo Chủ tịch Vicem
(THPL) - Liên quan đến việc ông Bùi Hồng Minh - Chủ tịch Tổng công ty Xi Măng Việt Nam (Vicem) bị tố cáo hàng loạt vấn đề như: Vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (đã khởi tố bà Nguyễn Thị Lan); bổ nhiệm ông Nguyễn Hoành Vân đã gian khai lận tuổi tác làm Tổng Giám đốc Công ty CP Xi Măng Vicem Bỉm Sơn; vi phạm điều lệ Đảng… Đến ngày 16/11, Bộ Xây dựng ban hành kết luận về một số nội dung tố cáo này.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Theo đó, Bộ Xây dựng cho rằng: Về tố cáo ông Bùi Hồng Minh liên quan đến vụ án lừa đảo, bà Nguyễn Thị Lan chiếm đoạt 300 tỷ đồng và khai đưa cho ông Minh 129 tỷ đồng, Chánh Thanh tra Bộ và thành viên Tổ xác minh kết luận “Căn cứ nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, văn bản và căn cứ quy định pháp luật, nội dung tố cáo là sai”.
Nội dung tố cáo thứ hai liên quan đến việc ông Bùi Hồng Minh cố tình bổ nhiệm cán bộ thân tín là ông Nguyễn Hoành Vân đã khai báo gian lận tuổi tác làm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. Tổ xác minh kết luận “trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Hoành Vân đã thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định số 243/QĐ-XMBS ngày 28/01/2015 của Hội đồng quản trị Vicem Bỉm Sơn, Điều 9 Quyết định số 2007/QĐ-VICEM ngày 08/10/2014 của Hội đồng thành viên VICEM và Điều 17 Quyết định số 552/QĐ-BXD ngày 19/6/2017 của Bộ Xây dựng.
Về nội dung “khai báo gian lận tuổi tác” khi bổ nhiệm của ông Nguyễn Hoành Vân: Tại các văn bản số 1010-CV/ĐUK ngày 15/5/2020 của Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa về việc xác minh nội dung đơn tố cáo và Văn bản số 44/PA04 ngày 22/7/2020, của Phòng An ninh Kinh tế - Công an tỉnh Thanh Hóa về việc báo cáo kết quả xác minh đơn thư tố cáo tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn; trong kết quả xác minh, với nội dung về năm sinh nêu: “Không có hiện tượng khai man giả mạo hồ sơ để bổ nhiệm”.
“Căn cứ nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, văn bản và căn cứ quy định pháp luật, nội dung tố cáo thứ hai là sai.” – Kết luận nêu rõ.
Nội dung tố cáo thứ ba về việc Bùi Hồng Minh vi phạm điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khi cố tình phân bổ sai tỷ lệ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ VICEM lần thứ III (nhiệm kỳ 2020 - 2025) giữa các công ty thành viên VICEM.
Kết luận thanh tra nêu rõ: Căn cứ các quy định của Đảng về tổ chức Đại hội đảng các cấp, văn bản trao đổi của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, báo cáo của Đảng ủy VICEM; Đề án phân bổ đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ VICEM lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy VICEM, đồng chí Bùi Hồng Minh - Bí thư Đảng ủy VICEM chỉ thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy ký, ban hành Đề án.
Ngoài các vấn đề tố cáo phía trên, thời gian qua Vicem cũng “lùm xùm” với hàng loạt vấn đề khác như: Kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều yếu kém, sai phạm tại các đơn vị thuộc Vicem.
Cụ thể, tại dự án Vicem Tower do chính Vicem làm chủ đầu tư (CĐT), được xây dựng trên trục đường Vành đai 3 Phạm Hùng (Hà Nội), có chức năng làm trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại. Dự án khởi công từ năm 2011, nhưng đến nay, dự án mới xây xong phần khung tòa nhà, cỏ mọc hoang hóa, hàng rào bao quanh đã xuống cấp…Tại lô đất 8.476m2 tại số 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Tổng Công ty đề nghị thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”, đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng Công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh phương án trình phê duyệt.
Đối với lô đất 52.083m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thay đổi từ “xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy” thành “tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi cổ phần hoá sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem theo quy hoạch của TP. Hà Nội”, được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến.
Tại lô đất 166.527m2 thuộc Khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thay đổi từ “tiếp tục xây dựng dự án Nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi” thành “chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với chuyển nhượng dự án”. Đến tháng 5/2019 Bộ Xây dựng chưa có ý kiến.
Cũng theo KTNN, Tổng công ty Xi măng – Vicem đề nghị điều chuyển nhà điều dưỡng 5 tầng về Bộ Xây dựng quản lý không đúng quy định tại Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Tiếp đó, đề nghị bàn giao về địa phương một số tài sản là cầu, đường do công ty đầu tư xây dựng, đang sử dụng làm đường giao thông phục vụ dân sinh và sản xuất kinh doanh tại Vicem Hải Phòng nguyên giá 93.878 triệu đồng, giá trị còn lại 56.188 triệu đồng; Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp nguyên giá 15.854 triệu đồng, giá trị còn lại 6.167 triệu đồng không đúng quy định tại điểm 3, Điều 14 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Kiểm toán Nhà nước cũng xác định, việc đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả chưa đầy đủ là Công ty mẹ – Vicem; Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch; Vicem Hải Phòng.
Nghiêm trọng hơn, Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC xác định chưa chính xác giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ – Vicem, KTNN kiến nghị điều chỉnh tăng theo phương pháp tài sản 1.169,52 tỷ đồng, theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức 1.747,96 tỉ đồng.
Liên quan đến dự án Khu dịch vụ tổng hợp 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) cũng đã thực hiện điều tra, xác minh một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Vicem trong việc đầu tư. Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, C03 đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp có ý kiến chỉ đạo Thanh tra Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu là các văn bản, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Xây dựng và tình trạng hiện tại của 2 dự án trên.
Tại Quảng Ngãi, Vicem cũng gặp vấn đề khi UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tính cần thiết để giao Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn diện dự án Nhà máy xi măng Đại Việt - Dung Quất cũng như việc mua bán, chuyển nhượng dự án trước đây nhằm xác định chính xác chi phí đầu tư dự án, làm cơ sở xác định thiệt hại do di dời, đóng cửa Nhà máy.
Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng ý chí của Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng miền Trung thể hiện tại các văn bản nêu trên không đúng theo nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại thông báo số 76/TB-VPCP ngày 4/3/2020 là “di dời hoặc chấm dứt hoạt động của Nhà máy” và “giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính bồi thường hỗ trợ đối với Công ty”.
Tổng công ty, Công ty cũng không đưa ra kế hoạch di dời Nhà máy, dự kiến chi phí di dời, nguồn kinh phí thực hiện và đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ cụ thể là gì. Do vậy, chưa có cơ sở để UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện theo Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 4/3/2020.
PV
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Standard marine plywood sizes and prices
- Vách ngăn vệ sinh tại bắc ninh giá rẻ