Bộ Công an đề nghị Hà Nội cung cấp hồ sơ dự án Nhà máy nước sông Đuống
(THPL) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Tin liên quan
Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam khai trương văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
Công an tỉnh Nghệ An có tân Giám đốc mới
Lật xe giường nằm trên quốc lộ 14, 31 người bị thương
Gia Lai: Doanh nghiệp ồ ạt thi công điện gió khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý
Giỗ Tổ Hùng Vương: Hội tụ tinh thần yêu nước, khơi nguồn sức mạnh dân tộc
» Vướng lùm xùm cưỡng chế thuế, Sabeco mất 12.000 tỷ vốn hóa đầu năm
» Lùm xùm dự án D'Capitale: Tân Hoàng Minh nói gì?
» Vietcombank ký kết thoả thuận hợp đồng tín dụng tài trợ dự án nhà máy điện gió số 3
Chiều 28/9, theo nguồn tin báo Người lao động xác nhận, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội vừa nhận được văn bản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Sở này cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống.
"Sở vừa nhận văn bản trong chiều nay. Các cơ quan chuyên môn của Sở sẽ cung cấp cho cơ quan điều tra Bộ Công an theo quy định thông thường"- nguồn tin cho biết.
Trước đó, cuối năm 2019, sau vụ Nhà máy Nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải ảnh hưởng đến cuộc sống hàng vạn người dân Hà Nội. Sau đó, dư luận phát hiện ra người dân đang phải trả giá quá đắt khi sử dụng nước sạch của Nhà máy Nước mặt sông Đuống với giá bán ra của doanh nghiệp này lên đến 10.246 đồng/m3, khiến nhiều người băn khoăn.

Thời điểm đó, giải thích về vấn đề này, theo ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, giá bán sỉ nước của các nhà máy trên địa bàn Hà Nội chênh nhau lớn là vì công nghệ khác nhau, dẫn đến suất đầu tư khác nhau. Suất đầu tư khác nhau, chất lượng nước thô đưa vào sản xuất nước sạch khác nhau nên chi phí sản xuất khác nhau.
Khi đầu tư Nhà máy Nước mặt sông Đuống, chủ đầu tư phải vay 3.998 tỷ đồng (tương đương 80%), chi phí lãi vay được tính vào giá nước. Chi phí lãi vay trong giai đoạn đầu tư được tính vào tổng vốn đầu tư dự án và sau giai đoạn đầu tư được tính vào giá thành nước. Ước tính chi phí lãi vay chiếm khoảng 20% giá thành, tương đương 2.103 đồng/m3; chi phí khấu hao khoảng 2.100 đồng/m3.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung (thời điểm đó) khẳng định thành phố chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch sông Đuống và chắc chắn là không bao giờ bù giá cho doanh nghiệp.
Nhà máy Nước mặt sông Đuống (Tập đoàn AquaOne làm chủ đầu tư) được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65 ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm.
Dự án được khởi công từ tháng 3/2017, đến tháng 10/2019 đã hoàn thành xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000m3/ngày đêm, vượt tiến độ 1 năm. Đến năm 2030 công suất nhà máy sẽ đạt 900.000m3/ngày đêm và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm. Đây là nguồn nước sạch sinh hoạt bổ sung cho hàng triệu người dân tại các khu vực huyện Gia Lâm, Đông Anh, quận Long Biên, quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thường Tín, Phú Xuyên.
Trước khi vụ lùm xùm tại Nhà máy Nước mặt Sông Đuống diễn ra, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), Chủ tịch HĐQT Aqua One, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống. Sau đó, bà Đỗ Thị Kim Liên đã rời khỏi ghế Tổng Giám đốc của công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống.
Trước đó, ngày 22/11/2019, báo Tiền Phong đưa tin, cùng với việc Nhà máy nước mặt sông Đuống được xây dựng, UBND TP. Hà Nội cũng thúc đẩy ráo riết kế hoạch giảm dần khai thác nguồn nước ngầm - vốn là nguồn nguyên liệu chính của khá nhiều nhà sản xuất nước sạch tại thành phố.
Vietinbank là ngân hàng ký hợp đồng tài trợ đối với dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống với giá trị cho vay lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Đơn giá nước tạm tính (10.246đ/m3) bị đánh giá là cao, dường như không phải mối bận tâm của Vietinbank. Vì về nguyên tắc, chi phí đầu tư cao sẽ kéo tăng giá thành sản phẩm và tác động tới tính khả thi của dự án. Nhưng điều đó không thực sự đúng trên thị trường nước, khi chi tiêu cho nước sạch chiếm phần rất nhỏ trong thu nhập bình quân của người dân. Với thị trường Hà Nội, nơi thu nhập bình quân người dân cao hơn hẳn những địa phương khác, giá nước sạch càng không có nhiều tác động. Mà khả năng cấp và chất lượng nước mới là áp lực với nhà cung cấp.
Thực tế là, công suất lớn, công nghệ của Đức, quy mô hệ thống bán lẻ vươn tới quá nửa TP. Hà Nội, vận hành trong hàng chục năm... mới là những đặc điểm hấp dẫn của dự án nước mặt sông Đuống với Vietinbank. Thậm chí là hấp dẫn hơn cả những tính toán cụ thể về chi phí, suất đầu tư bình quân, hay đánh giá về năng lực tự thân của người vay - ở đây là Công ty CP nước mặt sông Đuống với chi phối của Shark Liên và Công ty CP nước AquaOne.
Minh Khuê (tổng hợp)
Tin khác
Khoa Tiếng Anh A tổ chức cuộc thi sinh viên nói tiếng Anh giỏi lần thứ 5 “Speak out 2020 – 2021”
Khoa Du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cùng Tập đoàn FLC tổ chức workshop cho học viên K22
Thêm 4 ca mắc COVID-19 mới vào chiều 22/4
Tiền Giang: Khởi tố nhóm đối tượng chặn quốc lộ 1 để đua xe trái phép
Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam khai trương văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
Công an tỉnh Nghệ An có tân Giám đốc mới
Triển lãm ô tô Thượng Hải chính thức trở lại
(THPL) - Sau 1 năm ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19, Triển lãm ô tô Thượng Hải năm nay đã trở lại hoành tráng hơn bao giờ hết.22/04/2021 20:23:04Thừa Thiên Huế: Ngang nhiên lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh
(THPL) - Những ngày cuối tháng tư này, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh buôn bán trở nên khá phổ biến tại các...22/04/2021 18:21:23Hà Nội: Tạm dừng lưu thông đường trên cao đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long
(THPL) - Để phục vụ thi công cầu cạn đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc dự án đường vành đai 3 trên cao, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã...22/04/2021 18:21:57Cục HKVN yêu cầu từ chối vận chuyển các trường hợp không khai báo y tế
(THPL) - Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) yêu cầu các hãng hàng không chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm soát việc khai báo y tế của...22/04/2021 16:12:08
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
DAI-ICHI LIFE Việt Nam hợp tác với PAYOO triển khai mở rộng kênh thanh toán
(THPL) - Ngày 19/4/2021, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) đã ký kết hợp tác với đơn vị trung gian thanh toán VietUnion (Payoo) nhằm mang đến cho khách hàng tham gia bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam thêm nhiều lựa chọn và trải nghiệm thanh toán phù hợp, giảm bớt giao dịch tiền mặt, đồng thời tạo sự thoải mái và linh động khi khách hàng có thể thanh toán phí bảo hiểm ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào. - Tháng Tư bùng nổ ưu đãi ''Chill combo - Bay Bamboo Nghỉ Vinpearl'', tiết kiệm...
- Bay linh hoạt hè 2021 với thẻ bay Bamboo Pass Dynamic, ưu đãi quà tặng tới 30%
- Cùng Bamboo Airways mở “đại tiệc bay” tại lễ hội hot nhất Hà Nội tháng...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
LienVietPostBank lãi quý I gấp đôi cùng kỳ năm trước
(THPL) - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) đã đạt lợi nhuận trước thuế 1.112 tỷ đồng trong Quý I/2021, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý cho kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước tới nay ở nhà băng này, thậm chí vượt lợi nhuận của một số năm hoạt động trước đây. - Reuters: Bamboo Airways lên kế hoạch IPO tại Mỹ vào quý 3, vốn hóa 4 tỷ USD
- CEO Group củng cố nền tảng cho sự phát triển dài hạn
- LienVietPostBank: Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
- Pháp lý dự án gem sky world
- Căn hộ Grand marina Saigon Quận 1
- Xổ số Miền Bắc tại XSTD.mobi
- Lọc máy nén khí
- Máy quét mã vạch, máy đọc mã vạch
- Urc việt nam
- Real juice company belongs to export internationally
- Lion lock cung cấp Khóa vân tay samsung giá rẻ
- Dự án Bất động sản tại Đà Lạt 2021
- Dự án Grand Marina Saigon
- Pháp lý dự án gem sky world