23:41 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Ấn tượng từ sự hồi phục các hoạt động kinh tế của Việt Nam

Quốc Cường | 08:51 20/06/2020

(THPL) - Trong khi nền kinh tế nhiều quốc gia vẫn ngưng trệ vì dịch COVID- 19, tại Việt Nam nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã dần hoạt động trở lại, thậm chí còn sôi động hơn trước. Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế đánh giá việc khôi phục hoạt động kinh tế của Việt Nam đang đi đầu thế giới.

Cần phải nói thêm rằng Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP) là một Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại có tầm ảnh hưởng lớn thứ 3 trên thế giới, với các trung tâm ở Washington DC, Moscow, Beirut, Bắc Kinh, Brussels và New Delhi.

Với uy tín của mình, CEIP khẳng định, Việt Nam đã thể hiện cực kỳ ấn tượng trong việc kiểm soát COVID-19, mặc dù điều đó chưa đủ trở thành vaccine miễn dịch cho Việt Nam khỏi suy thoái kinh tế, nhưng nó đã nâng thương hiệu Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, với nhiều đặc điểm hấp dẫn như: chi phí đầu vào rẻ, chính trị ổn định và các chính sách đầu tư và thương mại ngày càng tự do hóa, đặc biệt là sau hiệp định thương mại tự do với EU.

CEIP đánh giá khôi phục hoạt động kinh tế của Việt Nam đang đi đầu thế giới 

Tuy nhiên, CEIP cũng chỉ ra hai yếu tố lớn hạn chế khả năng hấp thụ làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất từ Trung Quốc và tăng chuỗi giá trị của Việt Nam. Đó là quy mô dân số nhỏ và sự phụ thuộc cao vào nguồn cung nước ngoài phục vụ sản xuất.

Quy mô lực lượng lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 7% so với Trung Quốc, Việt Nam đã thành công trong các lĩnh vực như dệt may, giày dép và điện tử. Nhưng với quy mô dân số hạn chế, Việt Nam không thể thay thế những công đoạn sản xuất đòi hỏi phải huy động lực lượng lao động lớn, nên chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu của các công ty.  Điều đó chính là cơ hội đối với các nền kinh tế khác ở châu Á.

Thực trạng phụ thuộc cao vào nguồn cung nước ngoài phục vụ sản xuất của Việt Nam cũng được CEIP phân tích, trong tổng xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều hàng hóa trung gian của Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, nhưng phần lớn sự tăng trưởng đó thuộc về các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, thành công của Việt Nam trong việc nâng cao sự tham gia của mình vào chuỗi cung ứng toàn cầu và cải thiện mức sống đã mang lại bài học cho các nền kinh tế khác. Việt Nam đã mở rộng thương mại thông qua các hiệp định song phương với các thành viên ASEAN, Úc, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Nhưng nổi bật nhất là hiệp định thương mại tự do EVFTA với liên minh châu Âu.

Yêu cầu trong EVFTA, đòi hỏi toàn bộ chuỗi cung ứng ( nguyên liệu, vật liệu sản xuất) phải nằm trong hai thị trường Việt Nam và EU để đủ điều kiện nhận thuế 0%. Điều này gây khó khăn trong ngắn hạn, nhưng là một cơ hội dài hạn để Việt Nam bứt phá, thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.

Khả năng tiếp cận với khối kinh tế lớn nhất thế giới trong EVFTA cũng là lợi thế khiến các công ty toàn cầu quan tâm đến Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam còn có nhiều ưu đãi cho các công ty nước ngoài thông qua các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm thuế.

Với hàng loạt những thực thi cải tiến hệ thống điện, quốc lộ, cảng hàng không và đường biển, cơ sở hạ tầng quốc gia của Việt Nam trên bảng xếp hạng World Bank đã được nâng vị trí  từ 64 vào năm 2016 lên 39 vào năm 2018. Tăng trưởng thị phần sản xuất của Việt Nam hiện cao nhất trong 5 năm qua, cao hơn Thái Lan, Malaysia và vượt qua cả Indonesia.

Thành công của Việt Nam chính là bài học cho các nền kinh tế đang phát triển trong việc tận dụng các xu hướng đa dạng hóa. Tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam là trung tâm thương mại và đầu tư thân thiện nhất Đông Nam Á.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu