14:13 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD/năm

Văn Nam (t/h) | 07:44 18/07/2023

(THPL) - Hiệp hội Sắn Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2028 kim ngạch xuất khẩu sắn Việt Nam đạt 2 tỷ USD/năm, tầm nhìn năm 2050 đạt 2,5 tỷ USD/năm.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2023, Việt Nam xuất khẩu được 141,34 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 65,43 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và giảm 18,4% về trị giá so với tháng 5/2023. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 463 USD/tấn, tăng 11,3% so với tháng 5/2023 và tăng 5,2% so với tháng 6/2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 593,84 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 21,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD/năm. Ảnh minh hoạ

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một thị trường vẫn tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đáng chú ý là các thị trường như thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia... Tuy nhiên các thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam.

Trong tháng 6/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 84,88% tổng lượng sắn xuất khẩu của cả nước với 119,97 nghìn tấn, trị giá 55,38 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 1,34 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 522,85 triệu USD.

Liên quan đến ngành sắn, mới đây tại Đại hội nhiệm kỳ III (giai đoạn 2023 – 2028), Hiệp hội Sắn Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2028 kim ngạch xuất khẩu sắn Việt Nam đạt 2 tỷ USD/năm, tầm nhìn năm 2050 đạt 2,5 tỷ USD/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Nghiêm Minh Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, ngành sắn xác định có 3 vấn đề cần phải giải quyết, đó là: xuất khẩu lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường; công nghệ chế biến còn lạc hậu, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu; mất cân đối giữa chế biến và vùng trồng sắn nguyên liệu…

Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đề ra các giải pháp, phương hướng như: duy trì diện tích sắn cả nước đạt từ 500.000 - 520.000 ha/năm. Hạn chế tình trạng cạnh tranh thu mua không lành mạnh, gây thiệt hại chung cho ngành sắn trong nước; kiểm soát an toàn dịch bệnh trên cây sắn; đầu tư mở rộng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào chế biến, nâng tỷ lệ chế biến sâu sau tinh bột sắn từ 6,7% lên 15%; mở rộng, đa dạng hóa thị trường…

Văn Nam (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu