09:51 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp Việt cần tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đức

16:22 22/02/2023

(THPL) - Hiện nay, Đức đứng thứ ba thế giới trong số các nước xuất và nhập khẩu hàng hóa (sau Mỹ và Trung Quốc) và là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Theo số liệu do Tổng cục Hải quan công bố, cuối tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 639.7 triệu USD, giảm 11.6% so với tháng trước đó nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2022 đạt 8.9 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2021.

Chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Đức là đối tác xuất khẩu lớn nhất trong thị trường EU, đồng thời là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường châu  Âu. Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) nhận định quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU đã có những tiến triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Việt Nam cùng Singapore là hai nước Đông Nam Á duy nhất được thiết lập mối quan hệ Thương mại tự do FTA với EU, đây là một ưu thế rất lớn cho doanh nghiệp Việt. Tận dụng được lợi ích từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng giúp Việt Nam có thêm cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang Đức hơn trước. 

Doanh nghiệp Việt cần tận dụng cơ hội phát triển tại thị trường Đức. Ảnh minh hoạ

Hiệp định EVFTA có nhiều cam kết tạo ra nguyên tắc và tiêu chuẩn thuận lợi cũng như ưu đãi lớn hơn cho các hoạt động thương mại về xuất khẩu cho Việt Nam sang Đức liên quan đến hải quan, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ,... và đặc biệt là về thuế. Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Đức đã xóa bỏ 85.6% số dòng thuế cho hàng hóa Việt Nam. Sau 7 năm, Việt Nam sẽ được miễn 99.2% số dòng thuế cho hàng hóa xuất khẩu sang Đức; và sau 10 năm, con số dòng thuế được dỡ bỏ sẽ lên tới 98.3%.

Hiện tại, 39 sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam đã được EVFTA bảo hộ chỉ dẫn địa lý tự động, giúp làm tăng giá trị và thương hiệu cho hàng hóa. Thương vụ Việt Nam tại Đức cũng đang thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU cho Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

Bên cạnh những cơ hội, thị trường Đức ngày càng khắt khe và có động thái thắt chặt với nhiều Điều luật, gia tăng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát dư lượng hàng hóa. Đơn cử "Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng" của Đức (LkSG) (có hiệu lực từ 1/1/2023) giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp Đức xây dựng một cơ chế kiểm soát rủi ro cho mọi công đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nếu mong muốn giữ chân được đối tác lớn là Đức, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ về Điều luật này, từ đó cải thiện về cả số lượng và chất lượng hàng hóa, đổi mới máy móc, phát triển các lĩnh vực năng lượng, logistics, công nghiệp chế biến thực phẩm; tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, đảm bảo ổn định sản lượng; đặc biệt phải minh bạch về chính sách, luật liên quan đến môi trường sản xuất và lao động, hướng tới sản xuất xanh và bền vững.

Nhận định về thị trường Đức, ông Nguyễn Ngọc Sang, Trưởng phòng đại diện Incubator Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam) cho biết: "Hiện có nhiều doanh nghiệp FDI đang muốn đa dạng chuỗi cung ứng và đã chọn Việt Nam làm điểm đến." 

Các chìa khoá để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt có thể thành công với thị trường Đức, bao gồm: Công tác nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp, hiểu các quy định của EU, xây dựng kênh phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngoài nắm bắt được những chìa khoá này ra, các doanh nghiệp Việt Nam nên tranh thủ cơ hội với chuỗi cung ứng Đức bằng các mặt hàng có quy mô nhỏ và phù hợp với xu thế tiêu dùng như gỗ, cao su, các loại hạt, sắt thép... hoặc mặt hàng kỹ thuật (phụ kiện, linh kiện điện tử) và dệt may (quần áo, giày dép). 

Quỳnh Chi (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu