20:52 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam với những dấu ấn vượt bậc trong giai đoạn 2016 - 2020

Quốc Cường | 08:00 16/12/2020

(THPL) - Với những bước tiến vượt bậc trong giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đã tô đậm thành tựu của 35 năm đổi mới. Năm 2020 dù chịu tác động lớn của đại dịch COVID-19 nhưng đồng thời cũng là năm thành công về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách, khẳng định niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Trên thực tế cũng như theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, nhìn lại ngay từ đầu giai đoạn 2016 – 2020 đến nay, Việt Nam đã đối diện với những thử thách lớn chưa từng thấy như đợt hạn hán kỷ lục trong gần 100 năm ở ĐBSCL, sự cố môi trường Formosa, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống ở Tây Bắc, bão lũ, ngập lụt ở miền Trung. Tuy nhiên, bằng quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trong gần 5 năm, trên một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định.

(Hình minh họa)

Sự đồng thuận, đoàn kết và tin tưởng của toàn dân với những chỉ đạo quyết liệt, chính xác của Chính phủ thêm một lần nữa được khẳng định vững chắc trong năm 2020. Mặc dù chịu tác động lớn về mọi mặt, kinh tế, chính trị và xã hội của đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam đã thành công  trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, được đông đảo giới truyền thông, cũng như cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Tạp chí The Economist đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Số liệu của Ngân hàng thế giới cũng đánh giá Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam cũng đã hoàn thành tốt trọng trách và các cam kết tại các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế như vai trò chủ nhà APEC 2017, Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viên các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 41), Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tổ chức tốt Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều...

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao (bình quân 6,8%/năm), kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định, vững chắc; lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, giá cả hàng hóa diễn biến tương đối ổn định. Tuy nhiên, năm 2020 đại dịch COVID-19 bùng phát, cùng với ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu cũng đã tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện một số chỉ tiêu. Việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Hệ thống tài chính - ngân hàng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội đứng trước nhiều rủi ro, thách thức. Việc triển khai thực hiện một số chính sách, biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất kinh doanh chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Dù gặp khó khăn và biến động lớn như vậy, nhưng khi nhìn vào bức tranh lớn toàn cảnh giai đoạn 2016 – 2020. Rất nhiều chuyên gia kinh tế, chính trị đã đồng thuận với những nhân định và đánh giá tích cực, khẳng định năm 2020 Chính phủ Việt Nam đã ghi được rất nhiều điểm tốt trong lòng người dân, đó là sự nỗ lực, quyết liệt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, luôn đồng hành, chia sẻ cứu trợ người dân trong mọi hoạt động đối phó, khắc phục thiên tai. dịch bệnh. Quá trình xây dựng và vận hành thể chế cũng đạt nhiều kết quả tích cực, hệ thống pháp luật và cơ chế điều hành ngày càng đồng bộ, hoàn thiện và bao quát hơn. Lần đầu thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm và kế hoạch đầu tư công 5 năm. Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, chất lượng tăng trưởng được nâng cao; năng suất lao động được cải thiện; cơ cấu ngành công nghiệp, cơ cấu đầu tư chuyển dịch đúng hướng và tích cực.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu