Cơ hội và thách thức từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
(THPL) - Theo Bộ Công Thương, khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các ngành sản xuất, kinh doanh như dệt may, giày dép, nông nghiệp, viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ là những lĩnh vực hoạt động kinh tế được hưởng lợi sớm nhất. Tuy nhiên, cùng với đó cũng sẽ có không ít khó khăn, thách thức.
Tin liên quan
Lành mạnh thị trường thương mại điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng đề án tái cơ cấu nhà máy Đạm Ninh Bình
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào khởi sắc
Nhà đầu tư ngoại ưu tiên chọn "bến đỗ" tại các KCN Việt Nam
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
» Hiệp định RCEP tác động thế nào đến kinh tế ASEAN?
» ASEAN cam kết phát triển thị trường năng lượng bền vững, xanh, sạch
» Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực được ký kết
Xét về mặt lợi ích, RCEP sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu, và nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Các số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của Việt Nam hằng năm vượt 30 tỉ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc với nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, ô tô. Cùng với giúp cắt giảm 10% các chi phí giao dịch thương mại, nguồn nguyên liệu dệt may vô cùng rộng lớn từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho phép Việt Nam vừa mở rộng khả năng đáp ứng tiêu chí xuất xứ, vừa tiếp cận sâu rộng hơn các thị trường tiêu dùng giàu có của Singapore, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội ưu đãi với nguồn cung linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay linh kiện, phụ tùng ô tô từ Thái Lan, Indonesia.

Với nhóm hàng công nghệ thông tin, hiện thuế nhập khẩu linh phụ kiện máy tính, vi mạch từ nhiều nước về Việt Nam hay giữa các nước khác nhau đều rất thấp, gần như bằng 0%. Do đó nếu theo quy tắc tính gộp xuất xứ, doanh nghiệp tại Việt Nam mua linh kiện từ các nước thành viên tham gia RCEP về lắp ráp, sản xuất rồi xuất khẩu sang các nước này thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan. Khi RCEP có hiệu lực, một số mặt hàng được các nước thành viên ngay lập tức xóa bỏ thuế quan như máy móc, trang thiết bị cơ khí, dụng cụ phụ tùng; máy móc, máy vi tính, thiết bị và linh kiện điện tử; hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất; một số hàng thủy sản, thịt, hàng rau quả, hàng nông sản; chất dẻo, cao su, thủy tinh, dược phẩm…
Theo Bộ Công Thương, đối với Việt Nam, RCEP mang lại một số lợi thế nhất định khi đưa ra các quy tắc xuất xứ nhất quán trong khu vực. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu tham chiếu nhiều FTA và điều chỉnh các thủ tục khác nhau cho các quốc gia khác nhau trong RCEP đối với cùng một loại hàng hóa. Ngoài các quy tắc đơn giản hóa quy trình và chi phí xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ đơn giản hóa sẽ giảm thời gian và chi phí cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, do đó tăng tỷ suất lợi nhuận và làm cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn trên các thị trường RCEP.
RCEP cũng xóa bỏ một số hạn chế nhất định trong lĩnh vực viễn thông, tài chính và dịch vụ chuyên nghiệp, giúp các nhà cung cấp dịch vụ của các quốc gia thành viên dễ dàng cung ứng qua biên giới ở các quốc gia thành viên khác. Việc bổ sung các mức thuế mới đối với hàng hóa bị cấm và đảm bảo đầu tư được hệ thống hóa để duy trì nguồn vốn FDI xuyên biên giới.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi tham gia RCFE, nhiều ngành sản xuất, kinh doanh của Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh với hàng loạt hàng hóa có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc ngay tại thị trường nội địa. buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá và giảm lợi nhuận để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ một chuỗi cung ứng lớn hơn và lâu đời hơn. Việc giảm thuế cũng khiến cuộc cạnh tranh giữa hàng hóa của Việt Nam với hàng hóa từ Trung Quốc sẽ trở lên khốc liệt hơn khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Để khai thác triệt để lợi ích từ RCEP, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của hiệp định, các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình như lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia hiệp định, quy tắc xuất xứ của hiệp định, cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, đồng thời cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.
Quốc Cường
Tin khác
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu ngô và đậu tương
Bộ Tài chính sẽ cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu
Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Bạc Liêu: Ngăn chặn thành công 3,5 tấn tôm sú ướp lạnh có chứa tạp chất
Mitsubishi triệu hồi hơn 70.000 xe Outlander Sport vì lỗi động cơ
Quy định dán thẻ ETC khi đăng kiểm ô tô gây nhiều ý kiến trái chiều
Vinamilk – 10 năm liền góp mặt trong top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam
(THPL) - 10 năm trước, Forbes Việt Nam lần đầu tiên thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Trải qua một thập kỷ, đã có...16/08/2022 15:37:35Nghệ An – Điểm đến tiếp theo trên bản đồ du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam
(THPL) - Kinh tế phát triển, hạ tầng giao thông đồng bộ, cùng tiềm năng phát triển du lịch là lực đẩy đưa bất động sản nghỉ dưỡng...16/08/2022 15:12:17Sẽ tiêm miễn phí vaccine phòng cúm, bệnh do phế cầu và ung thư cổ tử cung
(THPL) - Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vaccine trong...16/08/2022 15:15:03Huyền thoại thiết kế Philippe Starck – Người tạo nên những không gian khách sạn kinh điển
(THPL) - Là nhà thiết kế đương đại có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới, cái tên Philippe Starck đã trở thành thương hiệu và những sản...16/08/2022 19:13:11
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
(THPL) - Ngày 12/8/2022 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược CSR/CSV Doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững", Tập đoàn Austdoor tham dự với vai trò chia sẻ kinh nghiệm của Doanh nghiệp đang tích cực định hướng phát triển bền vững thông qua các hoạt động, chương trình Tạo giá trị chia sẻ (CSV). - Tập đoàn Bảo Việt và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- “Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
- WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
T&T Group, SHB hợp tác chiến lược với Vietnam Airlines và Đường sắt Việt Nam
(THPL) - Ngày 12/8, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công thương Singapore, Bộ Công thương và Bộ GTVT Việt Nam, Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Công ty T&Y SuperPortTM - liên doanh giữa T&T Group và Tập đoàn YCH (Singapore) cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Vietnam Airlines và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. - NovaGroup đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do...
- Nam A Bank - Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất...
- Bảo Việt (BVH): Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022
- Đặt mua sim số đẹp tại https://dailysimthe.vn
- Giải pháp tổng đài ảo chính xác