23:10 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Trung Quốc xuất khẩu lượng lớn rau quả sang Việt Nam, tự trồng loại quả cạnh tranh

Đỗ Khuyến (T/h) | 10:23 20/10/2024

(THPL) - Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam. Thời gian gần đây Trung Quốc còn tự trồng một số loại qủa như thanh long, sầu riêng để cạnh tranh với trái cây Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng 24,2%. 

Hiện nay và trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam. Những năm gần đây, rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam liên tục tăng. Cụ thể, năm 2020, thị phần rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 30%, đến năm 2023 đã tăng lên 37% và nay đạt 42%.

Trước đây, rau quả Trung Quốc chủ yếu được bán ở chợ, nhưng hiện đã xuất hiện phổ biến tại các siêu thị và cửa hàng cao cấp, gồm các loại như táo, nho cùng các loại rau củ như tỏi, hành tây, khoai tây, cà rốt. Sản phẩm Trung Quốc thường có giá thấp hơn 10-30% so với các mặt hàng nhập khẩu khác.

Trung Quc xut khu lượng ln rau quả sang Vit Nam và còn tăng nhanh din tích trng mt số lot quả xut khu chủ lc ca Vit Nam. nh minh hoạ 

Bên cạnh việc xuất khẩu lượng lớn rau quả sang Việt Nam, thời gian gần đây Trung Quốc còn tự trồng một số loại qủa như thanh long, sầu riêng để cạnh tranh với trái cây Việt Nam.

Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng sầu riêng, chuối, vải, nhãn, mít, xoài, dưa hấu của Việt Nam nhờ chất lượng và hương vị đặc trưng của trái cây nhiệt đới. Tuy nhiên, cơ quan quản lý đánh giá trái cây của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khá lớn tại thị trường Trung Quốc.  Do Trung Quốc đang tự phát triển diện tích khá nhanh nhiều loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thanh long, sầu riêng.

Theo thống kê, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng kể từ năm 2011. Năm 2021, diện tích trồng thanh long của quốc gia này đã vượt 67.000 ha, tăng hơn 19 lần chỉ sau 10 năm với sản lượng 1,6 triệu tấn/năm.

Sự tăng trưởng ồ ạt của thanh long Trung Quốc khiến số lượng nhập khẩu từ thị trường Việt Nam giảm đáng kể. Nửa năm nay, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc chỉ đạt 203 triệu USD (chiếm 68% tổng kim ngạch), giảm 26% so với cùng kỳ.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm không chỉ với hàng nhập khẩu mà còn với hàng nội địa. Hàng hoá của họ đều được kiểm soát mã vùng trồng và đóng gói. Điều này đã giúp cải thiện chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Theo ông Nguyên, Trung Quốc cũng cải tiến giống cây trồng và giảm chi phí vận chuyển nhờ tận dụng xe rỗng khi xuất khẩu trái cây sang Việt Nam, giúp sản phẩm của họ cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đã về mức 0%, làm tăng thêm lợi thế cho hàng Trung Quốc tại Việt Nam.

Việc được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đã giúp sầu riêng trở thành ngành hàng tỷ USD, vì vậy khi quốc gia này tính mở rộng diện tích sầu riêng sẽ là mối lo lớn với ngành sầu riêng Việt Nam trong thời gian tới.
Sầu riêng của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc với giá trị cao do đó quốc gia này đang tự phát triển diện tích sầu riêng rất nhanh. Ảnh minh họa.

Tính bước đường dài cho trái cây Việt

Trước đó, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng từng chia sẻ, nếu 5 năm trước, Việt nam là nguồn cung thanh long chủ yếu cho thị trường Trung Quốc, thì gần đây, quốc gia này đã xác định đây là cây trồng chính, đang tập trung phát triển thành cây chủ lực. Vì vậy, khi hàng trong nước dồi dào, hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ bị lép vế nếu chất lượng không vượt trội. Chưa kể, Mexico gần đây cũng đang áp dụng công nghệ thắp đèn để thanh long cho thu hoạch quanh năm, theo đó thanh long của quốc gia này cũng đã chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, cũng như ngay cả với thị trường Mỹ, EU, đe dọa thị phần của Việt Nam.

Việc Trung Quốc muốn làm chủ nguồn cung nông sản khiến các nhóm hàng nổi bật của Việt Nam như thanh long, sầu riêng - với khoảng 90% sản lượng đang được xuất khẩu sang thị trường này, có nguy cơ dư thừa. Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng đầu tư vùng trồng cây ăn trái nhiệt đới tại Lào. 

Do đó, trái cây Việt Nam đang đứng trước thách thức xây dựng thương hiệu tại thị trường tiêu thụ trái cây nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Cùng kỳ năm ngoái (2023), ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho rằng với mặt hàng sầu riêng, Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với sầu riêng Trung Quốc mà còn phải cạnh tranh với sầu riêng của Thái Lan, Malaysia, Philippines…

Ông Cường cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc ký hợp tác với Lào trồng cây ăn trái, Malaysia ký hợp tác với Nhật trồng sầu riêng trên diện tích 1.000 ha để xuất sang Trung Quốc... "Hiện, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ở Trung Quốc rất lớn, trong giai đoạn một vài năm tới, thị trường còn tốt nhưng nếu Việt Nam phát triển nóng, tự phát không theo định hướng thì chắc chắn trong 5 năm tới sẽ lặp lại vấn đề rớt giá như thanh long, cam sành, mít thái", Cục trưởng Cục Trồng trọt cảnh báo.

Còn với thanh long, Trung Quốc sản xuất 1,6 triệu tấn thanh long tươi mỗi năm, trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn. Ngành hàng thanh long Việt Nam đang phải cạnh tranh với thanh long Trung Quốc. “Cơ bản thanh long của chúng ta chủ yếu xuất tươi nên đây là rủi ro lớn nếu thị trường Trung Quốc biến động", ông Cường nói.

Theo đó, Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt cần quên ngay lập tức việc coi thị trường Trung Quốc là dễ tính, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu kiểm dịch thực vật, chất lượng và giá cả, số lượng cũng cần ổn định thì mới có thể phát huy từ tiềm năng của thị trường Trung Quốc, từ đó đem lại giá trị về cho Việt Nam. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp như đa dạng sản phẩm, ngoài xuất tươi cần phải chế biến; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm giá thành để cạnh tranh.

Đỗ Khuyến (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu