Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phản hồi thông tin của Thương hiệu và Pháp luật
(THPL) - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có những phản hồi trước thông tin Thương hiệu và Pháp luật phản ánh về một số vấn đề trong hoạt động liên doanh và chi trả thù lao cho cán bộ chưa đúng quy định tại Viện này.
Tin liên quan
- RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
» Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều bất cập tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
» Viện Khoa học Thủy Lợi: "Xẻ đất" cho thuê là phương thức "chuyển giao công nghệ"?
» Viện Khoa Học Thủy Lợi "xẻ đất" cho thuê?
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam có công văn số 166/VKHGDVN – TCQT gửi Thương hiệu và Pháp luật, trong văn bản có nội dung cụ thể: Năm 2016 – 2017, trường THCS Thực nghiệp xây dựng kế hoạch năm học trình Viện KHGDVN, trong đó có tổ chức hoạt động giáo dục tăng cường. Đây là một trong những nội dung phát triển chương trình nhà trường theo Công văn số 791/HD – BGĐT, ngày 25/6/2013 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ GD&ĐT. Kế hoạch dạy kỹ năng sống được xây dựng đề án, có sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện. Cơ sở pháp lý là Thông tư số 04/2014/TT - BGD&ĐT ngày 28/2/2014 quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa.
Trong buổi làm việc với PV của Thương hiệu và Pháp luật, ông Dương Trần Đức Minh – Trưởng phòng Tài chính, Viện KHGDVN cho biết: “Việc khoản thu cho việc kỹ năng sống là phải được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh, 60% khoản thu này sẽ được chi trả cho giáo viên, còn lại sẽ bù đắp cho cơ sở giáo dục trên cơ sở minh bạch”.
“Không có việc Viện dừng triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, Viện đã làm báo cáo kết quả tổng kết với Bộ GD&ĐT, việc Bộ GD&ĐT không tổng kết đấy là việc của bộ, còn Viện đã tổng kết, nghiên cứu báo cáo”.
Về việc góp vốn mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp thì Viện Khoa học dục khẳng định đó không phải là việc tham gia mua cổ phần mà là kéo dài thời hạn liên doanh đến hết năm 2026.
Năm 2016, sau khi thời gian hoạt động của dự án kết thúc, Viện đã thực hiện “Tổng kết hoạt động của liên doanh từ năm 1996 đến 2016 và có tờ trình 657/TTr – VKHGDVN ngày 18/11/2016 báo cáo và xin gia hạn thêm 10 năm với tỷ lệ góp vốn tham gia là 49% tương ứng 13 tỷ 280 triệu đồng và Bộ GD&ĐT cũng có công văn số 6129/BGDĐT – KHTC ngày 14/12/2016 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, nhất trí gia hạn liên doanh thêm 10 năm".
“Việc đầu tư ở đây không phải Viện dùng tiền mặt của ngân sách để đầu tư liên doanh, đây là tiền thuê sử dụng đất trong những năm qua, Viện đàm phán với đối tác đến năm 2016 thì tỉ lệ góp vốn được 49%”, ông Minh cho biết.
Về nội dung Viện không xây dựng phương án cụ thể về việc sử dụng lợi nhuận phân chia hằng năm, báo cáo Bộ GD&ĐT dẫn đến việc sử dụng từ nguồn lợi nhuận không đúng quy định, trong văn bản có trả lời: “Trên thực tế sau khi được phân chia lợi nhuận, năm 2012, Viện đã xây dựng phương án sử dụng khoản lợi nhuận này để xin ý kiến của Bộ GD&ĐT phê duyệt. Trên cơ sở phương án sử dụng lợi nhuận được chia từ trường Quốc tế Hà Nội kèm ý kiến của các cơ quan chức năng, Bộ GD&ĐT có công văn 873/BGD ĐT-KHTC ngày 31/1/2013 nhất trí với phương án sử dụng lợi nhuận phân chia từ Trường Quốc tế Hà Nội, tuy nhiên, có yêu cầu Viện xây dựng và triển khai phương án phân chia đảm bảo công bằng, công khai”.
Đối với khoản lợi nhuận được chia của năm 2018 và 2019 sau khi có kết luận của kiểm toán Nhà nước, Viện đã có tờ trình số 52/TTr-VKHGDVN ngày 30/1/2019 xin ý kiến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phương án sử dụng khoản lợi nhuận.
Phí sử dụng vốn để lại đơn vị: 6% trên vốn góp liên doanh tương đương 3% lợi nhuận (căn cứ tại mục 2 của phần II của Thông tư 33-TC/TCT ngày 13/6/1997 về việc hướng dẫn chế độ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước; căn cứ công văn số 6021/STC-QLCS ngày 5/12/2012 của Sở Tài chính Hà Nội).
Chi cho công tác quản lý: 5%; Trích lập quỹ phát triển sự nghiệp: 30%, số còn lại 62% bổ sung chi hoạt động thường xuyên để thực hiện theo phương án tự chủ tài chính đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Về việc sử dụng kinh phí năm 2016 và 2017 chưa đúng quy định số tiền 650 triệu đồng, cụ thể: Chi thù lao thực hiện gia hạn hồ sơ liên doanh cho các cán bộ nhân viên chưa có căn cứ công việc tham gia là 105,6 triệu đồng. Trích từ lợi nhuận sử dụng cho một số nội dung khác chưa rõ đối tượng vẫn còn số dư trên tài khoản phải trả khác đến thời điểm 31/12/2017 số tiền 298,9 triệu đồng. Chi trả thù lao trong năm 2016 thực hiện hồ sơ gia hạn liên doanh cho một số đơn vị bên ngoài Viện chưa đúng quy định số tiền 246 triệu đồng.
Sau khi có kiến nghị thì Viện đã thu hồi chi trả thù lao và đã nộp ngân sách đối với số tiền chi cho một số đơn vị ngoài Viện là 246 triệu đồng.
Chi thù lao thực hiện gia hạn hồ sơ liên doanh cho các cán bộ nhân viên chưa có căn cứ công việc tham gia là 105,6 triệu đồng. Trích từ lợi nhuận sử dụng cho một số nội dung khác chưa rõ đối tượng vẫn còn số dư trên tài khoản phải trả khác đến thời điểm 31/12/2017 số tiền 298,9 triệu đồng.
“Viện có 3 người là thành viên trong hội đồng nhà trường nhưng đằng sau 3 người này là cả một bộ máy. Bộ máy đó là ban chỉ đạo liên doanh, khi ban chỉ đạo hoạt động liên doanh này thì trong quy chế chi tiêu nội bộ có quy định ra một khoản phụ cấp cho các thành viên ban chỉ đạo. Tuy nhiên, có cái sơ suất của Viện là chưa cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ từng thành viên trong ban chỉ đạo. Đúng ra là mình phải có quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, sau đấy kết thúc năm phải có báo cáo đánh giá công việc theo chức năng nhiệm vụ đó thì mới chi trả thù lao. Về việc này, Viện đã rút kinh nghiệm và bổ sung vào quy chế làm việc. Kiểm toán có ý kiến về việc dừng chi trả thù lao cho thành viên trong hội đồng thành viên tham gia thì Viện đã dừng chuyện đó. Sau khi có thông báo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Viện đã họp toàn thể các lãnh đạo xem xét trách nhiệm và những thiếu sót ở đâu và lập ra một kế hoạch, sau khi thực hiện xong sẽ báo với kiểm toán", ông Minh nói.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!
Thanh Tầm - Diệu Huyền
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt